Bệnh ở gà

Hội chứng phân sống (Rapid Feed Passage Syndome – RFPS)

Hội chứng phân sống (Rapid Feed Passage Syndome - RFPS)

Hiện nay, việc sản xuất gà thịt với tốc độ tăng trưởng cao và FCR hiệu quả thông qua cải thiện di truyền thường gây ra một số vấn đề liên quan trực tiếp về tiêu hóa, chẳng hạn như thức ăn không tiêu (hoặc) hội chứng phân sống (Rapid Feed Passage Syndrome-RFPS). Và điều này cũng ảnh hưởng phần nào tới việc gia tăng chi phí thuốc cho người chăn nuôi.

Ở bài viết này Tiến Thắng Vet sẽ tập trung nói về nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa Hội Chứng Phân Sống (Rapid Feed Passage Syndome-RFPS) trên gà thịt.

Giới thiệu về hội chứng phân sống - RFPS

Hội chứng phân sống ( Rapid Feed Passage Syndome-RFPS) trên gà thịt có biểu hiện đặc trưng là phân nhiều nước với một phần thức ăn chưa được tiêu hóa và có nhiều chất nhầy. Gà thịt bị ảnh hưởng có sắc tố kém, chuyển hóa thức ăn kém, trọng lượng cơ thể thấp hơn và tính đồng đều của đàn có thể thay đổi. Khi mổ khám, các tổn thương thường được tìm thấy ở màng ngực và mề của gà thịt bị ảnh hưởng. Tổn thương cũng được tìm thấy ở ruột non.

RFPS đã được phát hiện lần đầu tiên năm 1995 (Ruiz.1995) nhưng ít xảy ra nhưng mặc dù xuất hiện trên toàn thế giới (Braxin, Hoa Kỳ, Mexico,….) Dưới đây là một số thông tin và kinh nghiệm được rút ra từ hội chứng này xảy ra ở Bồ Đào Nha (2004), Tây Ban Nha (2008) và Anh (2015).

Nguyên nhân gây hội chứng phân sống - RFPS

Có nhiều nguyên nhân gây ra RFPS, tuy nhiên RFPS chưa xác được rõ nguyên nhân. Nó có thể là một số yếu tố phối hợp với nhau và hạn chế khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của gà thịt, dẫn đến việc không hấp thu các chất dinh dưỡng.
RFPS là một vấn đề đa yếu tố ( Goodwin và cộng sự, 1994,Freferic và cộng sự, 1996, Lopez và cộng sự, 1999) :

  • Các chất kháng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
    1. Các chất ức chế trysin trong bột đậu nành là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự biểu hiện của RFPS (Ruiz và Suwanee,2012).
    2. Lectin trong bột đậu nành ngăn chặn sự hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua thành ruột.
    3. Chất béo bị ôi thiu: Việc cung cấp chất béo bị ôi thui vào thức ăn cho gà thịt là một nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này, đặc biệt là ở khu vực khí hậu nóng làm chất béo dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Tổn thương bao gồm: Viêm dạ dày tuyến, loét dạ dày cơ và viêm ruột. Quá trình này liên quan đến quá trình oxy hóa chất béo và chất béo hòa tan có trong khẩu phẩn thức ăn để tạo ra các gốc do oxy hóa. Các hợp chất này gây ra mất cân bằng miễn dịch, tăng trọng kém, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn kém, sự hình thành sắc tố kém, loét dạ dày cơ. Đây được xem là một yếu tố khởi phát RFPS.
    4. Khẩu phần ăn không cân bằng cũng có liên quan sự hình thành RFPS.
  • Độc tố nấm mốc: Hơn 200 độc tố nấm mốc có trong thức ăn đã được phát hiện, hầu hết các loại độc tố này gây mỏng thành ruột.
  • Virus: Trong thực tế, một số vius được xác định bằng kính hiển vi điện tử ( Rotavirus, Calicivirus, adenovirus, Parvovirus, Enterovirus, Coronavirus, Togavirus), nhưng chưa có thể khẳng định chúng có tính truyền nhiễm và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng này.
  • Nhiễm cầu trùng và viêm ruột hoại tử: Hai tác nhân này cũng có xu hướng dẫn đến cận lâm sàng RFPS.
Nguyên nhân của hội chứng phân sống RFPS

Tuổi mắc bệnh, triệu chứng và bệnh tích của hội chứng phân sống

Tuổi mắc hội chứng phân sống: 
Hội chứng xảy ra ở gà từ 7 ngày tuổi nhưng thường gặp nhất ở gà khoảng 21 ngày tuổi. Ngoài ra, gà 35 ngày tuổi cũng có thể mắc hội chứng này, nguyên nhân có thể do sự thay đổi thành phần trong phân khi gà trưởng thành. Tuy nhiên, nguyên nhân này vẫn chưa được giải thích hợp lý.

Triệu chứng của hội chứng phân sống:
Các triệu chứng bao gồm: tăng chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng nhưng với mức tiêu thụ thức ăn tăng lên, điều này khác biệt so với các bệnh khác. Tỷ lệ chết không tăng. Gà tiêu chảy, phân dính nhiều ổ hậu môn. Lông gà nhạt màu hoặc có màu sắc không đồng đều  Điều này không được cải thiện mặc dù đã bổ sung 100ppm sắc tố vào thức ăn.

Gà tiêu chảy phân sống
Gà tiêu chảy phân sống

Bệnh tích hội chứng phân sống
Không có bệnh tích đặc trưng. Chủ yếu quan sát thấy dịch mật loãng và màu sắc thay đổi từ màu xanh đến trong suốt (45%), viêm thận nhẹ (20%), dạ dày cơ mêm và teo (20%), thành ruột dày và sung huyết (30%) và một số trường hợp thành ruột mỏng ( 30%) (Lopez và cộng sự, 2015).

Thành ruột dày và xuất huyết
Thành ruột dày và xuất huyết
Thành ruột mỏng
Thành ruột mỏng

Sinh lý bệnh của RFPS

Một giả thuyết có thể đặt ra để giải thích RFPS là sự bắt đầu của viêm dạ dày tuyến gây tắc nghẽn các tuyến, hạn chế sự phân tiết của Pepsinogen và Acid Hydrochloric (ngay cả khi bỏ lớp niêm mạc của dạ dày tuyến vẫn có thể nhìn thấy những đốm trắng tương tự với sự tích tụ của các chất tiết ra từ dạ dày tuyến). Do đó, các enzyme tiêu hóa protein do tuyến tụy tiết ra không được hoạt hóa nên protein có trong thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.

Khi lượng lớn chất béo và protein vào ruột non, cơ thể đáp ứng bằng cách tăng lượng lớn chất lỏng vào lòng ruột. Điều này làm cho thức ăn được di chuyển trong ruột non với tốc độ cao hơn bình thường.

Ngoài ra, sự giảm tiêu hóa chất béo vì muối mật không được tái hấp thu ở phần cuối của ruột non (vì thời gian thức ăn ở trong ruột non không đủ), do đó gan không thể sản xuất muối mật đầy đủ (đây là nguyên nhân tại sao túi mật chưa đầy nước). Từ đó, dẫn đến việc nhũ hóa mỡ kém và giảm khả năng hấp thu chất béo.

Sự tương quan của hội chứng phân sống với các vấn đề khác

Không có sự tương quan của hội chứng phân sống với các vấn đề dưới đây

  • Không có bằng chứng nào chứng minh RFPS liên quan với các giai đoạn của khẩu phần ăn, thành phần của thức ăn, chương trình cho ăn hoặc tỷ lệ chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • Công ty: có thể lấy ví dụ như:  trong một công ty, hội chứng này chỉ xảy ra ở một số trại mà không rõ nguyên nhân gây ra, thậm chí trong một trại có thể thấy các mức độ nghiệm trọng khác nhau giữa các chuồng.
  • Việc thực hiện an toàn sinh học
  • Trang thiết bị ở trại: xảy ra ở các chuồng có thiết bị kiểm soát tiểu khí hậu và độ thông thoáng tự nhiên trong chuồng.

Phòng và hỗ trợ điều trị hội chứng tiêu chảy phân sống RFPS

  • Cần tuân thủ theo quy trình chủng ngừa vaccine đầy đủ đặc biệt là Vaccine cầu trùng Scocvac 3, Scocvac 4
  • Bảo quản thức ăn theo đúng tiêu chuẩn của nhà cung cấp.
  • Sử dụng một số loại hấp thu độc tố nấm mốc như: MYCO AD, MYCO AD-AZ.
  • Dùng các thuốc kháng sinh để phòng bệnh Viêm ruột hoại tử và một số bệnh do vi khuẩn gây ra: AMOXIVET-50, NALISTIN-10,…
  • Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ đường ruột như: Men ở dạng bào tử ACTIFARM.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc giảm stress và điện giải như: KC-POL, LAC PREMIX,…

Qua những thông tin về hội chứng phân sống trên gà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp mọi người biết rõ được nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả nhất cũng như phòng bệnh an toàn trong chăn nuôi. Truy cập vào tienthangvet.vn để xem thêm về các bệnh khác trên gà cũng như sản phẩm hỗ trợ vật nuôi khoẻ mạnh nhé.

Biên soạn: BSTY. Phạm Quốc Trí

Để lại một bình luận