Thuốc thú y

Đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh đúng cách trong chăn nuôi

ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH TRONG CHĂN NUÔI

Trong những năm gần đây, nhận thức về đề kháng kháng sinh (AMR) trên người và trong chăn nuôi đã được nâng cao. Trong khi đó, vi khuẩn ngày càng trở nên đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Hiện nay, có nhiều phương pháp đang được áp dụng để giảm thiểu tình trạng đề kháng kháng sinh trên thế giới. Các tổ chức WHO, FAO, OIE và các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh (AMU) và kiểm soát sự đề kháng kháng sinh (AMR).

Kế hoạch hành động quốc gia bao gồm 5 mục tiêu chính:

  1. Xem xét, hoàn thiện và kiểm tra việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến AMU, AMR.
  2. Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ về sự hình thành kháng kháng sinh.
  3. Thực hiện tốt trong điều trị, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc-gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. 4. Giám sát kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và tồn dư kháng sinh.
  4. Giám sát kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và tồn dư kháng sinh.
  5. Tăng cường các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý kháng kháng sinh.

Công ty Kela đang đẩy mạnh chương trình “ONE HEALTH”. Kela muốn góp phần vào việc phòng chống sự đề kháng kháng sinh để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Hỗ trợ sử dụng thuốc trên người và động vật là hành động có trách nhiệm và bền vững. Do đó, Kela xây dựng nền tảng có tên là KelAcademy để truyền đạt kiến thức chăn nuôi giúp tăng cường việc sử dụng thuốc có trách nhiệm và hiệu quả. Chủ đề chính của KelAcademy năm 2021- 2022 là “Sử dụng thuốc có trách nhiệm”. Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm được bắt đầu bằng việc phân tích các thông số khác nhau như độ thông thoáng, chất dinh dưỡng, nước sử dụng, chuồng trại, vệ sinh, sự quản lý và an toàn sinh học tại trại hoặc có thể là không cần thiết sử dụng kháng sinh. Chủ động phòng bệnh rất quan trọng trong việc ngăn chặn mầm bệnh lây lan. 

Một số nguyên tắc chung có thể áp dụng trong việc sử dụng kháng sinh như sau:

Trong các trường hợp bệnh do khuẩn đã được chẩn đoán nên sử dụng đúng kháng sinh với liều lượng phù hợp trong suốt quá trình điều trị dựa vào phác đồ điều trị và thời gian ngưng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ Thú y.”

Chẩn đoán và kiểm tra

Đầu tiên bác sĩ Thú y cần chẩn đoán bệnh chính xác. Sau đó, thông qua kiến thức và những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Đầu tiên bác sĩ Thú y cần chẩn đoán bệnh chính xác. Sau đó, thông qua kiến thức và những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Việc phát hiện vi khuẩn được thực hiện bằng cách nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm. Sau đó, kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn bằng cách xác định giá trị MIC. MIC là viết tắt của Nồng độ ức chế tối thiểu và chỉ số này cho biết nồng độ thấp nhất của kháng sinh cần sử dụng để ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn. Nếu giá trị MIC thấp thì lượng kháng sinh cần sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn thấp hơn giá trị MIC cao. Như vậy, kháng sinh có giá trị MIC thấp sẽ có hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh do vi khuẩn.

hình 1 nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm

Lựa chọn để sử dụng kháng sinh đúng

Xuất xứ GMP

Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng thuốc chính hãng, đã được đăng kí và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Bởi vì những loại thuốc này được sản xuất với nguồn nguyên liệu chất lượng cao và được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong suốt thời hạn sử dụng của thuốc.

Cơ chế hoạt động

Kháng sinh có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Cách phân loại đầu tiên là dựa vào phổ tác động: hẹp hay rộng. Kháng sinh phổ hẹp thường tác động đến một nhóm vi khuẩn cụ thể và ít tác dụng phụ. Kháng sinh phổ rộng tác động đến nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc, do đó chúng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng kháng sinh phổ hẹp để điều trị bệnh do vi khuẩn.
Cách phân loại khác là dựa trên hoạt tính của kháng sinh: kiềm khuẩn hay diệt khuẩn. Sự phân loại này phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh cần sử dụng. Kháng sinh kiềm khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở MIC nhưng để tiêu diệt những vi khuẩn này cần sử dụng nồng độ kháng sinh cao hơn. Ví dụ như kháng sinh nhóm tetracyclines, phenicols, sulfonamides, lincosamides và macrolides. Kháng sinh diệt khuẩn như penicillins, cephalosporins, aminoglycosides và fluoroquinolones.

Phân loại kháng sinh cũng có thể dựa vào thời gian, nồng độ hoặc cả hai. Đối với kháng sinh phụ thuộc vào thời gian, hiệu quả điều trị dựa vào thời gian tác động với vi khuẩn (= thời gian). Đối với kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh tối đa trong huyết tương và/ hoặc diện tích dưới đường cong nồng độ kháng sinh trong huyết tương với thời gian tương ứng. Đối với kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian, hiệu quả của nó được xác định bằng nồng độ đạt được và thời gian tiếp xúc.
Mỗi nhóm kháng sinh có cơ chế hoạt động khác nhau.

Kháng sinh tác động đến

  • Thành tế bào: ví dụ: Beta-lactams (penicillins, cephalosporins)
  • Màng tế bào: ví dụ: Polymyxines (colistin)

Chúng có thể ức chế các hoạt động:

  • Sự tổng hợp hợp protein: ví dụ: phenicols, tetracyclines, aminoglycosides, lincosamides, macrolides
  • Sự tổng hợp DNA: ví dụ: fluoroquinolones
  • Hoạt tính của các enzyme: ví dụ sulfonamides, trimethoprim
    •  
  •  
hình 2 cơ chế hoạt động các nhóm kháng sinh

Kháng sinh chỉ tác động đến vi khuẩn mà không tác động lên virus. Do đó, không nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm bệnh do virus (ví dụ: virus Cúm, PRRS, PCV2). Chỉ nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp đồng nhiễm giữa virus và vi khuẩn. Trong những trường hợp này cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ Thú y..

Sử dụng liều lượng phù hợp

Người chăn nuôi cần tuân theo liều dung đã được hướng dẫn trên bao bì và/ hoặc trong nhãn phụ và theo chỉ định từ chuyên gia Thú y. Sau đó, để tính được lượng thuốc sử dụng cần dựa vào trọng lượng của vật nuôi bằng cách dung thước đo trọng lượng zoometric  hoặc cân.
Nếu sử dụng kháng sinh quá liều sẽ dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và tăng khả năng đề kháng kháng sinh.

hình 3 thước đo trọng lượng zoometric

Thời gian điều trị

Người chăn nuôi cần quan tâm đến thời gian điều trị để có được kết quả điều trị tốt nhất. Thời gian điều trị đã được hướng dẫn trong bao bì hoặc nhãn phụ của sản phẩm. Một nguyên tắc trong điều trị bệnh là ”thời gian điều trị không nên quá ngắn và cũng không đến quá dài”. Người chăn nuôi nên hạn chế sử dụng kháng sinh trên động vật. Thực hiện cách ly những động vật mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng sang ô cách ly để hạn chế lây lan mầm bệnh. Nếu việc điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả, cần kiểm tra lại các bước trên với sự tư vấn
của chuyên gia Thú y.

Đường cấp thuốc

Ngoài liều lượng và thời gian điều trị, đường cấp thuốc cũng rất quan trọng. Tại các trại chăn nuôi heo thường sử dụng kháng sinh đường tiêm và đường ăn uống để điều trị bệnh. Mỗi đường cấp thuốc đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh, cần đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người và động vật. Mỗi trại chăn nuôi cần có sổ ghi chép hằng ngày để theo dõi việc sử dụng kháng sinh. Thực hiện đánh dấu những động vật được điều trị với những màu khác nhau hoặc bằng cách đánh dấu tai. Ngoài ra, người chăn nuôi cần trao đổi với bác sĩ Thú y để chuẩn bị kế hoạch chăm sóc heo cụ thể, thường xuyên xem lại và điều chỉnh kế hoạch này khi cần thiết (ví dụ: 4 lần/năm).

Thời gian ngưng thuốc

Cuối cùng, hãy luôn quan tâm đến thời gian ngưng sử dụng kháng sinh để đảm bảo kháng sinh không tồn dư trong thịt, nội tạng hoặc trong sữa. Nếu tồn dư kháng sinh có thể dẫn đến dị ứng, ung thư, đề kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

 

Kết luận

AMR đã được công nhận là mối đe dọa lớn đến sức khỏe người và động vật, Bộ Y tế Việt Nam đã xây dựng
Kế hoạch hành động quốc gia về AMU và AMR. Để nâng cao ý thức về AMR và chương trình ”ONE HEALTH“,
nên tiến hành chẩn đoán chính xác trước khi lựa chọn và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Khi lựa chọn thuốc,
cần sử dụng kháng sinh một cách có trách nhiệm để hạn chế đề kháng kháng sinh

Để biết thêm thông tin, nhóm hỗ trợ kỹ thuật của Kela và Tiến Thắng Vet (TSD) luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn theo địa chỉ e-mail sau: tienthangvet@gmail.com

Nguồn : http://www.fao.org/antimicrobial-resistance/news-and-events/news/news-details/en/c/1027602/)

Trả lời