Định nghĩa hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
Hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh là bệnh thường xảy ra ở heo nái trên toàn thế giới. Những heo nái mắc bệnh thường có sản lượng sữa giảm trong vòng 12 giờ đến 3 ngày sau khi sinh. Việc giảm lượng sữa đầu và sản xuất sữa của heo nái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo con.
Tăng tỷ lệ chết và giảm tăng trọng ở heo con là nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo.
Hội chứng MMA là một dạng biểu hiện của hội chứng PPDS, do không phải tất cả heo nái có vấn đề về tiết sữa đều xuất hiện ba triệu chứng viêm vú, viêm tử cung và giảm tiết sữa.
Khi vú heo bị nhiễm khuẩn, heo sẽ có biểu hiện viêm vú. Heo viêm tử cung sẽ có biệu hiện dịch mủ chảy ra từ âm hộ. Giảm tiết sữa là heo nái giảm sản xuất sữa hoặc không tiết sữa.
Nguyên nhân hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
PPDS là một hội chứng phức tạp và do nhiều yếu tố gây ra.
Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng là do sự nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo thông qua tuyến vú và tử cung (viêm tử cung), đường tiết niệu (viêm bàng quang), đường ruột (táo bón). Một nghiên cứu (1) đã xác định nội độc tố của vi khuẩn gram âm (E.coli, Klebsiella) là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng này. Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây viêm cục bộ hoặc gây nhiễm trùng toàn thân sau khi độc tố và vi khuẩn xâm nhập vào máu (endotoxemia). Endotoxemia sẽ gây mất cân bằng hormon trong cơ thể, dẫn đến giảm lượng sữa đầu và khả năng tiết sữa của heo nái. Ngoài ra, khi nhiễm nội độc tố, heo có thể mắc các bệnh khác dẫn đến giảm ăn và ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Các nguyên nhân quan trọng không thuộc truyền nhiễm bao gồm stress trước và trong suốt quá trình mang thai, thay đổi dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ heo nái, vệ sinh kém, di truyền, mắc các bệnh khác và môi trường sống.
Những heo nái mắc hội chứng PPDS sẽ không sản xuất hoặc sản xuất rất ít sữa đầu cho heo con. Trong khi đó, việc heo con hấp thu kháng thể mẹ truyền trong sữa đầu qua ruột sẽ bị hạn chế sau 24 giờ đầu sau khi sinh. Do dó, heo con sinh ra sẽ nhận được ít kháng thể cần thiết để chống lại các tác nhân gây bệnh đặc hiệu. Ngoài ra, sữa đầu cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự điều hoà nhiệt độ cơ thể, phát triển và hoạt động của heo con (2).
Triệu chứng hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
Triệu chứng của hội chứng PPDS có thể thay đổi tuỳ theo mức độ mắc bệnh của đàn.
Heo mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao (39-41°C), chán ăn, sưng phù, đỏ ở bầu vú, dịch mủ chảy ra từ âm hộ, thời gian mang thai kéo dài, bồn chồn trong lúc cho heo con bú sữa, táo bón và tổn thương núm vú. Triệu chứng heo con là tiêu chảy, không nhận đủ lượng sữa mẹ và giảm sức đề kháng.
Chẩn đoán hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng. Đo nhiệt độ trực tràng là biện pháp rất quan trọng
để phát hiện heo sốt.
Nếu heo mắc bệnh khi sờ nắn hai bên bầu vú, bầu vú sẽ cứng và nóng hơn so với bình thường. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất sữa của heo nái. Giải pháp tốt nhất của vấn đề này là sử dụng Oxytoxin để kích thích sự tiết sữa của heo nái.
Điều trị hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
Thường sử dụng kháng sinh và thuốc kháng viêm non-steroic trong điều trị bệnh cho heo mắc hội chứng PPDS.
Việc lựa chọn kháng sinh phù hợp trong điều trị cho heo cần dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Theo kinh nghiệm Kela cho thấy một số loại kháng sinh mang lại hiệu quả cao trong điều trị hội chứng PPDS như Amoxykel 15% LA, Phenoxyl LA 20%, thuốc tiêm Cotrim 240, Penstrep 20/20 , Kelacef 50 mg/ml và Gentakel 5%. Để biết thêm thông sản phẩm, vui lòng liên hệ Kela và Tiến Thắng.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm non-steroic Kelaprofen 10% (3) và kết hợp sử dụng một loại kháng sinh trong ngày đầu tiên sau khi sinh sẽ giảm đau và các triệu chứng viêm của heo. Ngoài ra, có thể tiêm Kelaprofen liều 3ml/100 kg thể trọng. Những sản phẩm này sẽ hỗ trợ heo nái tăng tính thèm ăn và hồi phục nhanh chóng khả năng sản xuất sữa.
Phòng bệnh hội chứng rối loạn tiết sữa sau khi sinh (PPDS)
Để phòng bệnh PPDS cần thực hiện các phương pháp sau.
Vệ sinh chuồng trại tốt là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn mầm bệnh. Cần vệ sinh và phun sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ trước khi chuyển heo nái mang thai vào. Việc thay đổi môi truờng sống thường gây stress cho heo nái. Do đó, cần chuyển heo nái mang thai vào chuồng đẻ ít nhất 7 ngày trước khi sinh. Luôn đảm bảo heo nái và ô chuồng đẻ sạch sẽ khô ráo trước và trong suốt quá trình sinh. Tiến hành dọn phân hằng ngày và sử dụng một số bột khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong ô chuồng.
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh.
Thức ăn cho heo nái mang thai và thức ăn cho heo nái nuôi con có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nếu heo có vấn đề bất thường trên đường ruột có thể dẫn đến táo bón hoặc tạo điều kiện vi khuẩn E. coli trong đường ruột phát triển gây ra hiện tượng endotoxemia. Do đó, để tránh táo bón cho heo trong quá trình sinh cần sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con và giảm lượng thức ăn từ ngày 108 cho đến lúc sinh. Cần đo độ dày mỡ lưng trong quá trình mang thai để kiểm soát thể trạng của heo.
Cung cấp nước sạch và đầy đủ cho heo nái trong suốt quá trình nuôi con. Nhu cầu nước uống của mỗi heo nái khoảng 15-30 lít/ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường chuồng đẻ.
Điều chỉnh khẩu phần thức ăn, chế độ ăn, độ thông thoáng và môi trường chuồng nuôi là rất quan trọng để tránh tì nh trạng stress nhiệt trên heo.
Kết luận
PPDS là một hội chứng rất phức tạp, tuỳ thuộc vào dịch tễ từng trại sẽ có phương pháp điều trị và phòng bệnh khác nhau.
Cần theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật trong chuồng để đưa ra biện pháp khắc phục.
Trên đây là những chia sẻ của Tiến Thắng Vet và Kela về HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIẾT SỮA SAU KHI SINH TRÊN HEO NÁI, hi vọng giúp bạn đọc có đầy đủ thông tin về nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh cầu trùng kịp thời để tránh thiệt hại về kinh tế
Tài liệu tham khảo:
(1)Bacteria in milk from anterior and posterior mammary glands in sows aff ected and unaff ected by postpartum dysgalacti a syndrome (PPDS). Nicole Kemper, Imke Gerjets.
(2)Colostrum intake: Infl uence on piglet performance and factors of variati on Hélène Quesnelab Chantal Farmerc Nicolas Devillersc.
(3)The eff ect of post-farrowing ketoprofen on sow feed intake, nursing behaviour and piglet performance. Sarah H. Isonab Susan Jarvisab Cheryl J. Ashworthc Kenneth M.D. Rutherford)