Phòng trị bệnh tụ huyết trùng cấp tính cho heo
Tụ huyết trùng ở heo là bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi do tỷ lệ chết cao. Sự thay đổi môi trường hay căng thẳng là yếu tố quan trọng khiến heo mắc bệnh. Hãy cùng hiểu rõ những đặc điểm và nguy cơ mắc bệnh giúp nâng cao năng suất.
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn là bệnh gì?
Tụ huyết trùng ở heo là 1 trong bốn bệnh đỏ cần được tiêm phòng. Bốn bệnh đỏ bao gồm dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu son, tai xanh. Nắm về nguyên nhân và đường truyền lây giúp phòng bệnh một cách hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn
Tụ huyết trùng trên heo do vi khuẩn gram âm Pasteurella multocida. Vi khuẩn bình thường có mặt ở niêm mạc đường hô hấp trên, trong amidan của heo. Stress do yếu tố chăn nuôi hay khí hậu là một nguyên nhân lớn dẫn tới bệnh tụ huyết trùng ở heo.
Dịch tễ - đường truyền lây
Tụ huyết trùng có thể lây cho mọi lứa tuổi ở heo, ở những ổ dịch lớn có thể lây cho gia súc, chó mèo thậm chí cả người. Đường hô hấp và các dụng cụ chăn nuôi chưa được sát trùng có thể là đường lây truyền tụ huyết trùng ở trại.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng ở heo
Sốt, bỏ ăn, ốm và các dấu hiệu trên hệ hô hấp là triệu chứng đầu tiên để nhận biết bệnh tụ huyết trùng. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 6 – 48 tiếng, có thể chia làm hai thể chính: cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng
Ở thể cấp tính heo phát bệnh nhanh, gồm nhiều triệu chứng:
- Sốt rất cao có thể 41 – 42 độ C.
- Khó thở – thở dốc, thở thể bụng do viêm phổi nặng.
- Phù nề dưới da cổ kèm theo sung hầu họng.
- Chảy dịch mũi có thể lẫn máu.
- Đứng ngồi không rõ ràng, giống tư thế của chó ngồi.
- Xung huyết hoặc tụ huyết ở nhiều nơi, có thể đỏ toàn thân.
- Heo chết rất nhanh, tỷ lệ chết cao. Nếu không chết có thể chuyển sang thể mãn tính của tụ huyết trùng.
Thể mãn tính của tụ huyết trùng trên lợn
Bệnh tụ huyết trùng lâu ngày trên heo làm giảm thể trọng, và gây sưng khớp, đi lại khập khiễng. Viêm phế quản, viêm phổi mãn tính xuất hiện do phổi đã bị xơ hóa.
Bệnh tích mổ khám bệnh tụ huyết trùng ở heo
Tụ huyết xuất hiện ở các cơ quan nội tạng. Phổi viêm, xơ hóa có nhiều điểm hoại tử hay xơ hóa, xoang ngực, xoang bao tim tích nước lẫn máu. Các hạch hậu họng sưng to. Khớp có mủ.
Lưu ý: nhiều trường hợp heo bị nhiều bệnh ghép với nhau. Triệu chứng và bệnh tích có thể phức tạp và đa cơ quan hơn.
Chẩn đoán tụ huyết trùng
Chẩn đoán tụ huyết trùng ở heo nên dựa vào biểu hiện lâm sàng, kết quả mổ khám và mẫu bệnh phẩm từ các cơ quan mắc bệnh. Nếu có thể thì sử dụng kháng sinh đồ để biết chính xác nhóm kháng sinh nào hiệu quả nhất cho bệnh tụ huyết trùng; nhằm giảm nguy cơ sử dụng các nhóm kháng sinh mà vi khuẩn đã có khả năng kháng thuốc.
Phác đồ điều trị ở heo mắc bệnh tụ huyết trùng
Khi trị bệnh tụ huyết trùng ở heo nên theo sát phác đồ điều trị, kết hợp với theo dõi tình trạng heo bệnh cũng như phòng bệnh cho đàn để ngăn sự lây lan của tụ huyết trùng trong trại.
- Sáng: tiêm kháng sinh Amoxivet 15% Injection (liều 1ml/ 20kg thể trọng) liên tục trong 5 ngày
- Chiều: tiêm Fluniguard (liều 2ml/ 45kg thể trọng) liên tục trong 5 ngày hoặc Keprofen 10% (Liều 3 mg/kg thể) để hạ sốt.
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, trong khi điều trị có thể phối hợp bổ sung Vitamin C + B1 để tăng sức đề kháng.
Phòng bệnh tụ huyết trùng cấp tính ở đàn heo
Khi phòng bệnh tụ huyết trùng ở heo đảm bảo quy trình tiêu chuẩn an toàn sinh học cho chuồng trại, quản lý chặt chẽ người ra vào trại cũng như sát trùng các phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp heo với môi trường chưa có mầm bệnh tụ huyết trùng. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất cần có lịch trình vaccine đầy đủ bốn bệnh đỏ trên heo:
- Tiêm
- Tiêm vaccine Tụ huyết trùng
- Tiêm vaccine Đóng dấu
- Tiêm vaccine Tai xanh
Đối với trường hợp đã có những con heo bị bệnh tụ huyết trùng và muốn phòng bệnh cho những con còn lại nên dùng thuốc điều trị dự phòng.
- Trộn vào thức ăn Amoxivet 50% Powder (Amoxicillin). Liều trộn vào thức ăn: sử dụng với liều: 300ppm (hay 600g AMOXIVET/tấn thức ăn), dùng 5 ngày liên tục. Cho những con khỏe hoặc chưa có dấu hiệu của tụ huyết trùng ăn.
- Kết hợp bổ sung Vitamin C + B1
- Phun sát trùng Advance APA Clean với tỷ lệ 1/100 liên tục trong 1 tuần, định kỳ 1 ngày 1 lần, 3 lần /1 tuần trong 3 tuần tới.
- Khi những con trong chuồng đã thật sự khỏe mạnh thì bắt đầu tiêm vaccine Tụ huyết trùng
Để phòng bệnh tụ huyết trùng hiệu quả cần phối hợp an toàn sinh học, lịch trình vaccine điều trị phòng bệnh và nhận biết các yếu tố nguy cơ như là stress, thay đổi môi trường, khẩu phần ăn. Cộng với theo dõi các dấu hiệu để xử lý cũng như điều trị kịp thời trước khi bệnh lây lan.
Xem thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về bện tụ huyết trùng ở lợn. Để được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe vật nuôi, liên hệ với các kỹ thuật viên của Tiến Thắng VET để nhận được tư vấn ngay hôm nay.