Bệnh ở gà

Bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà và những kinh nghiệm phòng bệnh hữu hiệu

bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà được đánh giá là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất, làm giảm sự phát triển và sinh sản của gà. Tuy khả năng lây nhiễm bệnh thấp nhưng tỷ lệ chết khi nhiễm rất lớn do hệ miễn dịch gà suy yếu rất nhanh và kết hợp thiếu máu trên diện rộng. Để tìm hiểu bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà là gì? Những bài học kinh nghiệm phòng và trị bệnh như thế nào để giảm thiệt hại về kinh tế. Mời quí bạn đọc cùng Tiến Thắng Vet tìm hiểu nhé!

Bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà là gì?

Bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà hay còn có tên gọi khác là bệnh sốt rét gà. Bệnh có vật truyền trung gian là muỗi vằn, đĩa… Khi đốt, truyền bệnh vào cơ thể gà, các đơn bào phát triển và kí sinh trong hồng cầu gà.

Kí sinh trùng gây bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ trong môi trường có khí hậu ẩm ướt, nắng nóng. Bệnh xuất hiện trên đàn gia cầm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Theo thống kê của các chuyên gia nghiên cứu nước ta, vào mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm số lượng gà nhiễm bệnh rất lớn, bùng phát thành dịch, diễn biến phức tạp và khó có thể giải quyết nhanh chóng, triệt để, gây ra thiệt hại rất lớn cho các hộ chăn nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh kí sinh trùng ở gà

Bệnh do đơn bào kí sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra. Đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. Theo thống kê, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon spp gây bệnh cho hơn 100 gia cầm, thủy cầm và chim.

nguyên nhân gây kí sinh trùng đường máu ở gà

Đơn bào kí sinh có kích thước nhỏ sẽ dần được phân chia thành hợp tử, tiếp sau đó sẽ di chuyển dần lên tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩa, bọ mạt… Khi truyền bệnh vào cơ thể gà, kí sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà, gây chứng thiếu máu, sức khỏe suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai. Sau đó sẽ dần xâm nhập sang các cơ quan trong nội tạng khác như gan thận gây biến dạng và xuất huyết.

nguồn lây bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà

Nguồn gây ra dịch bệnh là các loài côn trùng, vật chủ hút máu truyền mầm bệnh cho gà. Chính vì vậy bệnh xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển của các loài côn trùng hút máu. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng nóng, độ ẩm cao, có nhiều ao, hồ, kênh, rạch thì các quốc gia Đông Nam Á là vùng rất dễ lây nhiễm dịch bệnh này.

Triệu chứng bệnh kí sinh trùng ở gà

Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà trên 35 ngày tuổi và ở những trang trại có nhiều muỗi vào mùa mưa. Một số triệu chứng chung khi gà mắc kí sinh trùng đường máu được chia ở hai thể như sau:

  • Thể cấp tính
  • Thể mãn tính

Thể cấp tính

Ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh thường từ 7 – 12 ngày. Trong khoảng thời gian này gà có biểu hiện:

  • Sốt rất cao 44oC, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh vàng, xanh trắng, lúc lại xanh lẹt như lá chuối.
  • Gà run rẩy vì rét, đi không vững, mào tích nhợt nhạt, miệng chảy nhiều nước nhờn, gầy sút nhanh, xù lông, đầu rúc vào cánh tìm chỗ ấm để sưởi (dưới bóng đèn hoặc dưới ánh sáng mặt trời).
  • Gà bệnh bị ho hen khó thở, rụt cổ, đứng lẻ loi, mắt nhắm nghiền hoặc nằm tụm đống, sau đó bỏ ăn rồi chết.
triệu chứng kí sinh trùng ở gà
  • Lúc đầu chỉ thấy gà chết lác đác vào ban đêm sau chết cả vào ban ngày, số gà chết mỗi ngày một tăng cao, nếu không điều trị kịp chúng sẽ chết lên đến 70% sau gần một tháng mắc bệnh. Gà chết có biểu hiện hộc máu ở miệng, mũi, mào tích thâm đen, nằm thõng cổ.
  • Ở gà đẻ, ngoài các biểu hiện điển hình nêu trên còn thấy qua việc giảm sản lượng trứng và trứng có kích thước bé không bình thường, có nhiều trứng vỏ mềm dễ vỡ hoặc vỏ rất dày, khi đưa trứng đủ tiêu chuẩn của đàn gà bệnh vào ấp thì giảm mạnh tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở và gà con nở ra chết nhiều trong 3 – 5 ngày đầu tiên.

Thể mãn tính

Thể mãn tính hay còn gọi là thể mang trùng, đến một mức nào đó, thể cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính và xảy ra ở gà trưởng thành nhiều hơn với các biểu hiện:

  • Sốt ngắt quãng, giảm bỏ ăn rồi lại ăn.
  • Lúc tiêu chảy lúc không, phân loãng có màu xanh, gà chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm, .
  • Gà làm biếng vận động, thiếu máu nhưng không đình trệ hoạt động tìm kiếm thức ăn nên chúng chỉ gầy và ít chết, là nguồn bệnh ẩn nguy hiểm.
  • Gà đẻ giảm tỉ lệ đẻ hoặc có thể ngừng đẻ đột ngột, một số con có biểu hiện liệt chân. Tỉ lệ chết khoảng 5 – 20%.

Bệnh tích kí sinh trùng đường máu ở gà

Quan sát gà bị chết do kí sinh trùng đường máu thường thấy:

  • Các xuất huyết bên ngoài với biểu hiện như: xuất hiện lấm tấm trên phần cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh của gà bệnh.
  • Máu gà nhiễm bệnh thường loãng và rất khó đông, thậm chí là không đông lại được.
  • Gà chết do đột tử thấy máu đông đọng lại trong lồng ngực, ứ đọng máu trong phổi, tụ máu tại xoang bụng, khi cắt tiết thấy máu loãng, chậm đông.
bệnh tích ở gan do kí sinh trùng đường máu trên gà gây ra
  • Gan và lách sưng to, nhợt nhạt, mềm nhũn dễ vỡ, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử, hoặc xuất huyết thành vết chấm tròn, hoặc trong một số trường hợp ta thấy gan bé quắt lại có màu thâm đen hoặc xanh đen.
  • Thận sưng to, lồi rõ lên, rìa thận bị xuất huyết, trên bề mặt thật có nhiều tụ điểm trắng.
  • Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm thoái hóa, trứng non vỡ, gây viêm dính phúc mạc.

Cách điều trị bệnh kí sinh trùng trên gà

Khi bùng phát kí sinh trùng đường máu trên gà cần xử lí theo 3 bước sau:

  • Bước 1: ngăn chặn ngay vật chủ trung gian
  • Bước 2: dùng thuốc đặc trị
  • Bước 3: tiến hành phòng bệnh lâu dài

Bước 1: ngăn chặn ngay vật chủ trung gian

Cần tiến hành tìm ra nguyên nhân gây bệnh và ngăn chặn ngay lập tức sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian (côn trùng, muỗi, gián…) với đàn gà bằng cách:

  • Phát quang, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ không gian trại, không cho côn trùng có nơi trú ngụ.
  • Dùng thuốc diệt côn trùng, muỗi phun trong và xung quanh trại.
  • Thay chất độn chuồng mới đã được phun sát trùng.

Bước 2: dùng thuốc đặc trị

Bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra nên dùng các kháng sinh đặc trị như: Sulphamonomethoxine, Trimethoprim. Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng phác đồ trên ngoài tác dụng điều trị bệnh còn ngăn ngừa được nhiễm trùng, xuất huyết và dung giải tế bào máu. Nếu gà bị sốt thì dùng thêm thuốc hạ sốt như paracetamol.

Bên cạnh đó kết hợp sử dụng với thuốc bổ tăng sức đề kháng cho đàn gà như vitamin A, vitamin K3 để chúng nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bước 3: tiến hành phòng bệnh lâu dài

Sau khi điều trị khỏi bệnh kí sinh trùng đường máu thì cần tiến hành phòng bệnh lâu dài cho trại. Trộn Sulfamonomethoxine vào trong thức ăn của đàn với liều phòng bệnh, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày sau đó nghỉ khoảng 3-5 ngày rồi trộn tiếp (đặc biệt là trong mùa mưa gió, ẩm thấp).

Song song với đó là dùng thuốc bổ gan thận để tăng hiệu quả của thuốc cũng như hỗ trợ việc đào thải thuốc qua thận, tránh gây hư hại gan thận (bổ gan thận có thể dùng chung với thuốc phòng trong 5-7 ngày rồi nghỉ như lịch dùng thuốc hoặc cũng có thể dùng sau khi dùng thuốc phòng tùy thuộc vào lịch trộn các thuốc khác).

Sản phẩm dung dịch uống Retonic của TT-Vet bổ sung vitamins, khoáng amino acid giúp cải thiện và hồi phục các tế bào gan và thận bị tổn thương trên gà một cách hiệu quả với liều dùng 1ml/3-4 lít nước.

Tham khảo: Sản phẩm Retonic

Cách phòng bệnh kí sinh trùng ở gà

Cách phòng bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà có 3 bước:

  • Bước 1: vệ sinh
  • Bước 2: kiểm soát bằng kháng sinh
  • Bước 3: sử dụng men vi sinh, vitamin và khoáng chất

Bước 1: vệ sinh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi bằng cách tránh xây dựng chuồng trại ở những nơi ngập nước. Phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi, côn trùng toàn khu vực chăn nuôi nhằm tiêu diệt ký chủ trung gian truyền bệnh. Tăng cường các biện pháp chăm sóc, quản lý nâng cao sức khỏe đàn gà.

Rắc chất độn chuồng lên nền trấu, lượng 1kg/10 – 20m2 chuồng nuôi. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại.

Sản phẩm sát trùng Advance APA Clean  sẽ giúp sát trùng trang trại và môi trường xung quanh một cách hiệu quả, bảo vệ đàn gà một cách an toàn trước kí sinh trùng đường máu.

Tham khảo: Sản phẩm Advance APA Clean

Bước 2: kiểm soát bằng kháng sinh

Khi dịch bệnh bùng phát, tiến hành tách riêng cách ly gà khỏe mạnh và trộn vào thức ăn kháng sinh Sulfamonomethoxine để phòng bệnh, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày sau đó nghỉ khoảng 3-5 ngày rồi trộn tiếp.

Quan sát thường xuyên tình trạng của đàn gà nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm trên bệnh dịch diện rộng.

Bước 3: sử dụng men vi sinh, vitamin và khoáng chất

Vaccine phòng bệnh kí sinh trùng đường máu chưa được áp dụng phổ biến rộng rãi trên thị trường hiện nay và chi phí sử dụng vaccine rất cao nên người ta ít dùng. Vì vậy, phòng bệnh tốt nhất bằng cách bổ dung hàng ngày cho gà uống các chất điện giải, vitamin để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường sức đề kháng cho gà.

Bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà tuy lây lan chậm nhưng có tỉ lệ chết đặc biệt cao nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Bệnh xảy ra quanh năm ở phạm vi rộng có tính chất vùng, đặc biệt vào mùa mưa có nhiều muỗi. Hy vọng những thông tin về bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà mà TT-Vet cung cấp giúp ích được cho quí bạn đọc tránh thiệt hại lớn về kinh tế trên đàn gà.

Trả lời