Bệnh E.coli ở gà – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh
Bệnh E.coli trên gà là một bệnh truyền nhiễm với bệnh tích cục bộ hoặc toàn thân. Bệnh thường đi kèm với bệnh khác như IB, ND, MG, ORT,.. sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây thiệt hại nặng về kinh tế. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây do TTVet cung cấp để có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.
Nguyên nhân gây bệnh E.coli ở gà
Bệnh E.coli ở gà là một bệnh nhiễm trùng khu trú hoặc toàn thân do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Hầu hết các loài và các lứa tuổi gia cầm đều mẫn cảm với E.coli . Thời gian ủ bệnh trong khoảng 1-3 ngày ngày và gây nhiễm trùng huyết 5-7 ngày, rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh CRD ở gà.
Vi khuẩn E.coli sinh sống tự nhiên trong ruột ở gia cầm và hầu hết các động vật khác. Thông thường, chúng được kiểm soát bởi các hệ vi sinh vật khác trong hệ thống đường ruột, tuy nhiên nếu số lượng vi khuẩn tăng sinh quá mức sẽ gây bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh E.coli ở gà rất dễ lây lan, có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:
- Phân của gia cầm mắc bệnh là một trong những tác nhân truyền bệnh cho trứng khiến cho gà con mới nở đã mắc bệnh.
- Bệnh cũng có thể lây lan từ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng gà mẹ đã bị nhiễm bệnh E.coli.
- Trong quá trình ấp trứng, máy ấp trứng có chứa mầm bệnh hoặc không được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ – độ ẩm không thích hợp cũng là nguyên nhân sinh bệnh.
- Vi khuẩn E.coli có thể nhiễm tại nhà máy ấp trước khi đưa trứng vào máy ấp trứng (E.coli có trong bụi không khí, nước làm mát, quấy nhiễm từ công nhân nhà máy,..)
- Bệnh cũng có thể lây lan qua quá trình giao phối khiến cho cả đàn giống bị chết trong một thời gian ngắn sau khi phối, thường thấy nhất ở các trang trại nuôi gà đẻ thương phẩm và gà giống.
- Bệnh E.coli trên gà cũng thường hay kế phát bởi các virus gây ra bệnh về đường hô hấp, bệnh Newcastle, các bệnh về đường tiêu hóa…
- Môi trường và thức ăn chuồng nuôi không hợp vệ sinh khiến cho gà bị stress, ngộ độc. Ngoài ra, việc thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột hoặc bỏ đói không cho gà ăn đúng giờ cũng khiến chúng bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích bệnh E.coli trên gà
Bệnh E.coli ở gà không có các triệu chứng đặc hiệu và thay đổi theo độ theo nhiều cách khác nhau bao gồm:
- Gà bơ phờ, xù lông, trầm cảm, giảm cảm giác thèm ăn, ho và thở khó khăn.
- Phân có màu hơi vàng, tiêu chảy và lỗ thông hơi bẩn.
- Nhiễm trùng máu cấp tính gây tử vong, viêm màng ngoài tim bán cấp, viêm khí quản, viêm màng phổi, viêm phúc mạc và viêm mô tế bào.
- Bệnh có thể xảy ra ở cả gà con 1 ngày tuổi cho đến gà trưởng thành, gà đẻ trứng, gà giống.
Bệnh tích của bệnh E.coli trên gà phổ biến thường thấy bao gồm:
- Bệnh E.coli trên gà đặc trưng bởi bệnh tích nhiễm trùng rốn với các biểu hiện như mô vùng rốn đỏ ửng và phù nề.
- Bệnh tích thường thấy thứ hai sau nhiễm trùng rốn là xoang viêm phúc mạc và ổ bụng sưng to.
- Tại một giai đoạn sau của bệnh, hàm lượng lòng đỏ là nguyên nhân của quá trình hoại tử trong xoang phúc mạc. Bụng phình to ra, toàn bộ thành bụng bị ảnh hưởng bởi một loại hoại tử âm thầm bên trong.
- Phổi viêm bao phủ màng fibrin
- Viêm phúc mạc, túi khí và gan, tim có nhiều fibrin
- Bệnh E.coli trên gà còn làm tổn thương, viêm ống dẫn trứng của gia cầm với các biểu hiện như ống dẫn trứng dãn ra, thành ống trở nên mỏng hơn và chứa đầy dịch tiết dọc theo chiều dài của ống.
- Các khối hoại tử tích tụ lại với nhau trong ống dẫn trứng sau khi ống dẫn trứng giảm hàm lượng nước hấp thu.
- Viêm mô tế bào – da viêm và thoái hóa mảng màu nâu do nhiễm bệnh E.coli trên gà.
- Bên dưới lớp da bị viêm thường tìm thấy các mảng fibrin.
- Trong một số trường hợp, đối với các gia cầm trưởng thành bị nhiễm bệnh Ecoli trên gà sẽ có hiện tượng tiết dịch fibrin dưới da.
Điều trị bệnh E.coli ở gà
Khi gà bị nhiễm E.coli người nông dân có thể tham khảo cách điều trị với kháng sinh bên dưới:
- Tiêm Gentaguard 10% liều 8mg/kg thể trọng. Gà con mới về, nghi bị nhiễm E.coli chúng ta có thể rút 10ml Gentaguard pha với 90 ml nước cất, tiêm cho mỗi con 0,1 ml.
- Úm gà chúng ta có thể dùng Amoxivet 50% powder – liều 25mg/kg P (4g/1.000 con) hoặc Nalistin 10 – liều 8 mg/kg P.
- Đồng thời cũng cần dùng thêm XO Save cải thiện hô hấp giúp gà thở dễ dàng hơn.
- Có thể bổ sung thêm KC Pol giúp gà phục hồi và phát triển nhanh hơn. Tránh làm gà giảm trọng lượng trong quá trình bệnh.
- Sau khi điều trị có thể sử dụng Formula HP, Retonic để tránh sưng gan và thận cho gà.
Phòng bệnh E.coli ở gà
Phòng bệnh E.coli ở gà là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như các thiệt hại về kinh tế của trại chăn nuôi. Để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất, mọi người có thể tham khảo một số phương pháp bên dưới đây:
- Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh.
- Định kỳ 1 lần/tuần sát trùng, vệ sinh trứng ấp, máy ấp, khu chăn nuôi bằng 1 số thuốc sát trùng có tính an toàn cao không gây độc cho gia cầm.
- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống, tránh để thừa thức ăn, ôi thiu tạo môi trường nhiễm bẩn.
- Cung cấp đủ lượng thức ăn đảm bảo cho gia cầm nuôi theo từng giai đoạn phát triển.
- Định kỳ bổ sung vitamin, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt trong những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.
- Bệnh E.coli có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm nên việc tiêm phòng vaccine thường kém hiệu quả.
Người tiêu dùng sử dụng thịt gà có chứa vi khuẩn E.coli có bị nhiễm bệnh hay không?
Bệnh E.coli ở gà là một bệnh nguy hiểm không những gây bệnh trên gia cầm mà còn nguy hiểm đối với nhiều loài động vật khác. Bên cạnh việc lây lan từ người sang người, những nghiên cứu mới cho thấy một dòng vi khuẩn E.coli được tìm thấy trong các sản phẩm thịt gà và gà tây có thể được truyền sang người và gây ra một loạt bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu, theo UPI.
Việc sử dụng nguồn thịt đạt chất lượng an toàn vệ sinh là điều thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Việc trang bị kiến thức là điều cần thiết để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và cả gia đình bạn.
Trên đây là bài viết về bệnh E.coli ở gà do Tiến Thắng Vet sưu tầm. Hi vọng rằng bài viết đã mang đến trải nghiệm hữu ích cho các bạn.