Hội chứng hô hấp phức hợp truyền nhiễm
(Porcine Respiratory Disease Complex)
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo hay còn gọi tắt là PRDC, gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi như làm tăng tỷ lệ chết trong đàn, tăng chỉ số FCR, kéo dài thời gian xuất chuồng, tăng chi phí dùng thuốc,.. Kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo và chẩn đoán sớm cũng như xác định được chính xác bệnh rất có ý nghĩa không chỉ trong điều trị bệnh mà còn trong việc quản lý và kiểm soát bệnh này.
Nguyên nhân
Do PRRS, PCV2, Mycoplasma hyopneumoniae … kéo theo đó tạo điều kiện cho các nguyên nhân thứ phát như vi khuẩn Pasteurella multocida, Heamophilus pneumoniae, APP (Actinobacillus pleropneumoniae), streptococcus suis….
Bảng 1: Bệnh phổ biến ở heo cai sữa, nuôi thịt – (Renzhammer et al., 2023)
Loại bệnh tích | Số lượng | Tỷ lệ (%) |
Phổi sung huyết-xuất huyết | 360 | 60,91 |
Phổi viêm | 114 | 19,29 |
Phổi nhục hóa | 52 | 8,80 |
Phổi xẹp | 39 | 6,60 |
Phổi phù | 26 | 4,40 |
Tổng | 591 | 100 |
Bảng 2: Tỷ lệ các dạng bệnh tích xuất hiện trên phổi heo tại lò mổ tại Tp Cà Mau – ( Nguyễn Phúc Khánh và Trần Ngọc Bích et al 2013 )
Thiệt hại kinh tế do bệnh tích phổi
-
- VIÊM MÀNG PHỔI – Slaughterhouse pleurisy evaluation system (SPES)
-
- ĐÔNG ĐẶC PHỔI – Cranioventral pulmonary consolidation (CVPC)
Theo (Boeters et al., 2023; Maes et al., 2023) viêm màng phổi – SPES gây thiệt hại :
46.240 VND đến 242.080 VND trên một heo cai sữa
62.560 VND đến 471.520 VND trên một heo thịt
2.720.000 VND đến 9.057.600 VND trên một heo nái/năm
Hình 1: Phát hiện viêm màng phổi ở đường hô hấp của heo khi giết mổ. (SPES)
Hình 2. Sự đông đặc phổi vùng đầu-bụng của phổi (CVPC) ở heo
Tác động năng suất do CVPC ( chuyển thể từ Maes et al 2023)
Tham khảo | Đối tượng | Tác động trên ADG | Nhận xét |
Regula và cộng sự, 2000 | 7 trại (18 nhóm; 30- 35 heo/nhóm) | ↓6,8 g/ngày cho mỗi 1% phối bị viêm | Xét nghiệm huyết thanh học có hiệu quả hơn đánh giá viêm phổi ở lò mổ trong việc đánh giá tác động của nhiễm trùng cận lâm sàng lên ADG |
Donko và cộng sự, 2005 | 1 trại (138 heo) | Điểm 2: ↓ 45 g/ngày (-6%) Điểm 3: ↓ 90 g/ngày (-11%) |
Phối nhục hóa Điểm 1: 0-5%; Điểm 2: 6-40%; Điểm 3: >40% Điểm 2: ↓3,13 kg tại thời điểm giết mổ; Điểm 3: ↓10,85 kg tại thời điểm giết mổ |
Pagot và cộng sự, 2007 | 14 trại (6,997 heo) | ↓ 7,0g/ngày (0,7% ADG) khi tăng 1 điểm viêm phổi ở mức độ nghiêm trọng (1-28) | ADG giảm nhiều hơn ở heo có bệnh tích nặng: Điểm 0: 775g; Điểm 1-4: 750 g; Điểm 5-8: 735 g; và Điểm >8: 695 g |
Ferraz và cộng sự, 2020 | 1 trại (500 con heo) | ↓ 1,8 g/ngày cho mỗi 1% bề mặt phối bị viêm | Thiệt hại tài chính là 6,55 USD ở heo có >15% mô phối bị tổn thương so với heo không có bệnh tích |
Paz-Sánchez và cộng sự, 2021 | 1 trại (108 con heo) | Heo có bệnh tích CVPC và viêm màng phổi giảm ADG lần lượt là 9% và 11% | Heo có CVPC có ngày nuôi lâu hơn; những heo có >10% bệnh tích mô phối được xuất bán muộn hơn; và có trọng lượng thân thịt trung bình thấp hơn và mức tăng trọng bình quân ngày thấp hơn |
Triệu chứng – Bệnh tích
PRDC thường xảy ra ở giai đoạn heo con tách mẹ đến 20 tuần tuổi. Với các triệu chứng lâm sàng như: Ủ rũ, xù lông, sưng khớp, ăn kém, sốt, rèn mắt….
-
- Xuất hiện hiện tượng thở khó, thở thể bụng, khi heo thở cảm thấy nặng nhọc và khó khăn
-
- Khi thở có thể thấy heo ngồi kiểu chó, hoặc heo nằm sắp
-
- Xuất hiện các điểm, mảng tím trên da, đặc biệt là phần tai.
-> Không phải trên một con heo có thể biểu hiện hết tất cả các triệu chứng trên, cũng có heo biểu hiện một số triệu chứng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của heo nhiễm bệnh.
- Xuất hiện các điểm, mảng tím trên da, đặc biệt là phần tai.
Hình 3: Lâm sàng heo xù lông
Hình 4: Heo có vấn sưng khớp
Hình 5: Lâm sàng heo có vấn đề rèn mắt
Hình 6: lâm sàng heo lớn có vấn đề hô hấp
Bệnh tích phổi ghi nhận phổi bị nhục hóa, xẹp, có nhiều đốm xuất huyết, cứng và có màu đỏ sẫm, đôi khi có mủ. Bên cạnh các bệnh tích viêm phổi dính sườn, xoang bao tim tích nước, tràn dịch màng phổi
Hình 7: Phổi heo có vấn đề PRDC
Hình 8: Phổi heo có vấn đề PRDC
Hình 9: Xoang bụng có nhiểu mủ
Hình 10: Khớp viêm có dịch mủ
Chuẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, tiền sử của bệnh, giai đoạn phát triển mầm bệnh, ngoài ra có thể sử dụng biện pháp xét nghiệm Pcr hoặc huyết thanh học để xác định mầm bệnh tại trại
Hình 11: lấy mẫu máu để xét nghiệm
Hình 12: lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm
Giải pháp phòng và trị bệnh
a) Giải pháp miễn dịch
Bệnh PRDC trên heo liên quan đến nhiều tác nhân vi sinh vật (PRRSV, PCV2, M. hyopneumonia, H. parasuis, P. multocida, B. bronchiseptica, APP, Streptococcus …). Đàn nái sinh sản được xem là nguồn lưu trữ chính các tác nhân gây bệnh này. Heo nái mang trùng sẽ bài thải và lây nhiễm các tác nhân gây bệnh cho heo con, dẫn đến các bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa khi các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát tốt.
Muốn kiểm soát hiệu quả PRDC ở heo sau cai sữa, cần đảm bảo ít nhất 3 điều kiện:
-
- Heo mẹ không mang trùng hoặc mang trùng nhưng bài thải ít
-
- Heo con theo mẹ được bảo vệ chống lại sự lây nhiễm các tác nhân gây bệnh
-
- Miễn dịch ở heo con đủ bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp cho đến trước khi được tiêm vắc-xin ở giai đoạn sau cai sữa. Để đạt được 3 điều kiện này chúng ta cần thực hiện tốt 3 quy trình miễn dịch: Miễn dịch trên đàn nái, miễn dịch ở heo con theo mẹ, miễn dịch ở heo sau cai sữa.
Chương trình vaccine cho heo hậu bị, nọc
Chương trình vaccine cho heo nái
Chương trình vaccine cho heo con theo mẹ và heo thịt
Hình 13: Vaccine Tai xanh bất chủng NVDC-JXA1
Hình 14: Vaccine Tiêu chảy cấp(PED), Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE)
Hình 15: Vaccine Nisseiken Swine AP 125 RX (APP)
Hình 16: Vaccine vô hoạt Nisseiken MPS (Mycoplasma)
Hình 17: Vaccine vô hoạt Nisseiken Swine APM (APP + Mycoplasma)
b) Giải Pháp chăn nuôi
Trại cần đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu đặc biệt riêng cho heo sơ sinh – theo mẹ (nhiệt độ ấm, khô ráo, không gió lùa) để nâng cao sức đề kháng của heo con. Việc mài răng – cắt rốn – cắt đuôi cho heo con phải được thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm ở heo con theo mẹ, gia tăng mức độ bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa. Khuyến cáo nên tiêm kháng sinh có tác động kéo dài cho heo con sau khi thực hiện việc mài răng – cắt rốn – cắt đuôi cho heo con để giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ bệnh lý hô hấp.
Nái đẻ càng nhiều con sẽ càng có nhiều heo con sơ sinh trọng lượng nhỏ, yếu, không bú đủ lượng sữa đầu cần thiết… miễn dịch sẽ kém, càng dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.
Trại cần cho heo con theo mẹ ăn sữa thay thế, và tập ăn cho heo con từ 5 – 7 ngày tuổi để hỗ trợ heo con phát triển tốt, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh giai đoạn sau cai sữa.Trại cần kiểm soát tốt quy trình cai sữa, giảm thiểu tối đa stress (chuẩn bị chuồng trại cai sữa, chuyển heo cai sữa, chăm sóc sau cai sữa…); hạn chế ghép nhiều bầy heo với nhau và nên sắp heo đồng đều trọng lượng; theo dõi và kiểm soát tình trạng heo cắn nhau, cắn đuôi, thực hiện tốt quy trình cho ăn chuyển đổi từ từ… Đặc biệt, trại cần bố trí khu vực sưởi ấm cho heo, tránh để heo nằm trực tiếp dưới nền chuồng… trong vòng 2 tuần sau cai sữa và giai đoạn heo choai chuyển thịt.
Đặc biệt cần quan tâm đến tiểu khí hậu bên trong chuồng ( nhiệt độ bên rong chuồng, ẩm độ, mùi khí H2S, NH3. Sẽ anh hưởng đến sức khỏe vật nuôi có thể phát sinh các bệnh App, Pateurella…
c) Giải Pháp kháng sinh phòng bệnh
Tiêm vắc-xin phòng các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp (PRRSV, PCV2, M. hyopneumonia, H. parasuis, P. multocida, , APP …) là biện pháp quan trọng và hiệu quả trong kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp ở heo sau cai sữa. Tuy nhiên, trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, các giải pháp chăn nuôi chưa được thực hiện tốt, đồng bộ… bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn hoặc nước uống cho heo sau cai sữa là giải pháp cần thiết giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát PRDC ở heo sau cai sữa. Việc cấp kháng sinh nên lưu ý các điểm sau
Thời điểm cấp kháng sinh là vào các thời điểm nguy cơ, gây nhiều stress cho heo: Cai sữa, chuyển chuồng, thời tiết thay đổi.
Phòng bệnh: có thể sử dụng Doxycure 50 , Amoxivet 50 Powder, Pharmatilin 25%, Lincotech 110… trộn trong thức ăn, nước uống trong vòng 1 – 2 tuần.
Liệu trình phòng bệnh
Trên heo cai sữa và heo thịt
• Giai đoạn: sau khi cai sữa
• Giai đoạn: chuyển xuống nền (18-20kg)
• Giai đoạn: 60-70kg
Trên nái: Định kỳ trộn kháng sinh 7-10 ngày/tháng
d) Trị bệnh
Khi trại đang có vấn đề dịch bệnh xảy ra
-
- B1: Lọc heo có biểu hiện lâm sàng vào ô riêng
Tiêm kháng sinh: Cefvet hoặc Amoxvet15% + Dynazine 20% Injection.=> Phòng trị bệnh kế phát (chú ý 1 con/kim)
⁺ Kết hợp hạ sốt cho heo, điện giải + bổ sung các sản phẩm ADE tăng khả năng miễn dịch cho heo
⁺ Thường xuyên kích thích heo đứng dậy (4 tiếng/lần) cho heo ăn uống được giúp heo có năng lượng tạo được miễn dịch cho cơ thể
⁺ Hỗ trợ hạ sốt cho các heo sốt đêm
⁺ Các heo ăn uống kém hoặc không ăn uống được chủ động bổ sung cám cháo hoặc sữa + thêm men tiêu hóa cho heo
- B1: Lọc heo có biểu hiện lâm sàng vào ô riêng
Hình 18: Đút cám cháo cho heo ăn kém
Hình 19: Hạ sốt ban đêm cho heo
B2: Trộn kháng sinh vào cám cho ăn tổng đàn: Amoxivet 50% + Pharmatilin 25% hoặc CTC + Pharmatilin 25% (tăng hiệp lực kháng sinh) : cho ăn liên tục 7 – 10 ngày
-
- Cần kết họp thêm hạ sốt, Bromhexin để trợ hô hấp….
-
- Thường xuyên theo dõi heo phát để lọc lựa vào ô bệnh viện
B3: kiểm tra lại lâm sàng của trại, có thể mổ khám nếu có heo chết => xem bệnh tich (Lưu ý: xa trại chăn nuôi)
Hình 20: Đánh dấu lọc lựa heo
Hình 21: Hỗ trợ cám lỏng cho heo