Bệnh Newcastle (ND) là một bệnh được liệt kê như 1 bệnh dịch nghiêm trọng bởi tổ chức thế giới về sức khỏe động vật OIE. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số chủng NDV độc lực cao được phân lập từ các đàn thương phẩm đã được tìm thấy như NDV Genotype VII độc lực cao (vNDV) tại các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù nhiều nơi đã áp dụng chủng ND tập trung nhưng vẫn có những trường hợp bùng phát ND được báo cáo do sự không phù hợp về kiểu gen giữa các dòng vi rút đang lưu hành NDV Genotype VII và chủng vắc xin ND truyền thống.
Hãy cùng Tiến Thắng Vet (TSD) tham khảo ngay những thông tin liên quan dưới bài viết này nhé.
Nội dung
Giới thiệu về bệnh Newcastle (ND)
Bệnh Newcastle (ND) là một bệnh được liệt kê như 1 bệnh dịch nghiêm trọng bởi tổ chức thế giới về sức khỏe động vật OIE. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số chủng NDV độc lực cao được phân lập từ các đàn thương phẩm đã được tìm thấy như NDV Genotype VII độc lực cao (vNDV) tại các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù nhiều nơi đã áp dụng chủng ND tập trung nhưng vẫn có những trường hợp bùng phát ND được báo cáo do sự không phù hợp về kiểu gen giữa các dòng vi rút đang lưu hành NDV Genotype VII và chủng vắc xin ND truyền thống. Điều này là rất đáng chú ý, có 4 kiểu gen của ND (NDV Genotype) đã được xác định ở bảng 1
Bảng 1: Thời gian di truyền và các kiểu gen | ||
STT | Thời gian | Kiểu gen dịch bệnh |
1 | 1920-1960 (kiểu gen thời kỳ đầu) | II, III, IV |
2 | Sau 1960 – đầu 1970 | V, VI |
3 | Sau 1970 – đầu 1980 | VIb |
4 | 1980 tới nay | VII |
Những lý do chủng ngừa bệnh Newcastle (ND) thất bại
Ngày nay, ngay cả khi thực hiện chủng ngừa tăng cường, nhưng vẫn có những trường hợp nhiễm ND và được phân lập thấy trên đàn gia cầm đã chủng ngừa. Có 3 lý do góp phần gây ra sự thất bại trong chủng ngừa bệnh Newcastle.
Sự khác biệt về di truyền
NDV genotype VII là nguyên nhân chính trong việc bùng phát bệnh ND từ năm 1980. Tuy nhiên, các vắc xin ND truyền thống đang được sử dụng trên thế giới để kiểm soát hầu như là NDV genotype II (Lasota, B1, Knomarov). Từ các nghiên cứu liên quan về NDV Genotype VIId được phân lập ở Trung Quốc năm 2012, theo đánh giá phả hệ cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về gen giữa chủng virus thực địa và chủng vắc xin ND truyền thống, sự tương đồng giữa virus thực địa và hạt vắc xin ND truyền thống là 84% gen F, và 78-84% gen HN.
Vì vậy, vắc xin truyền thống không bảo hộ được cho gia cầm khi chúng nhiễm virus chủng thực địa.
Sự khác nhau về tính kháng nguyên
Huyết thanh trung hòa chéo giữa LaSota và NDV genotype VII được phân lập năm 2012 ở Trung Quốc. Phản ứng của LaSota với virus thực địa thấp hơn gần 4-8 lần so với chính nó.
Sự khác biệt về khả năng gây bệnh của NDV Genotype VII
NDV Genotype VII (NDV-GVII) sẽ gây tổn thương mô nghiêm trọng hơn ở các cơ quan lympho so với NDV kiểu gen thời gian đầu. (Hu Zet al, 2014).
So với NDV Genotype trước đó, NDV Genotype VII nhân lên mạnh mẽ hơn, tải lượng virus trong đường hô hấp và đường ruột cao, thời gian phát tán của virus kéo dài.
Mức độ bảo hộ trong thực tế và nhu cầu đối với vắc xin ND mới chống lại NDV Genotype VII
Có nhiều tranh cãi về vấn đề liệu vắc xinND truyền thống có thể mang lại khả năng bảo hộ đàn gà hay không, nhưng sau hơn 30 năm nghiên cứu và thực tiễn, điều đó đã chứng mình rõ ràng hơn.
Công ty Yebio đã thiết lập một mức độ bảo hộ nhất định và sau đó tập trung nhiều hơn vào sự phát tán của virus (NDV) (Miller và cộng sự 2013), vai trò của sự biến đổi gen và kháng nguyên được nghiên cứu và sự phát tán virus sẽ là một tiêu chí quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh và đánh giá vắc xin (Hu Z và cộng sự, 2014).
Có 3 loại cấp độ bảo hộ ND trong thực hành thực địa, khác nhau về bảo hộ khỏi sự tử vong, bảo hộ lâm sàng và phát tán virus
- Khả năng gây bệnh thấp, tốt hơn NDV La Sota.
- Khả năng nhân lên ở phôi cao và độ bền cao hơn NDV La Sota.
- Tính sinh miễn dịch cao, tương thích cao với virus thực địa, đáp ứng miễn dịch cao.
Nghiên cứu về hạt giống vắc xin ND A-VII (NDV Genotype VII) và thương mại hóa vắc xin ND Genotype VII
Hạt giống vắc xin ND A-VII (hay NDV Genotype VII) được chế tạo bởi State Key Lateratery (SKL) thuộc Khoa bệnh truyền nhiễm động vật ở Đại học Dương Châu, Trung Quốc, nơi đã dành vài thập kỷ để nghiên cứu ND. Hạt giống vắc xinND được tạo ra bằng công nghệ di truyền ngược, làm đột biến gen VIId vNDV thực địa độc lực cao thành độc lực thấp, thay thế gen HN để tăng khả năng nhân lên.Đặc tính hạt giống của vắc xin ND A-VII (vắc xin ND Genotype VII)
Khả năng gây bệnh thấp
MDT> 120 giờ, ICPI <0,3, độc lực thấp hơn ND La Sota.Khả năng nhân lên tốt
hiệu giá virus nhiều hơn 10^9,3 EID50 / 0,1ml, HA> 10Log2.Khả năng sinh miễn dịch tốt
Tương thích với kiểu gen virus thực địa, hiệu giá HI cao hơn vắc xin truyền thống 2-3, hiệu giá HI cao xuất hiện sớm hơn một tuần.Giảm đáng kể sự phát tán của virus
Tiêu chuẩn chất lượng vắc xin ND A-VII (vắc xin ND Genotype VII)
Kiểm tra hiệu lực của vắc xin ND A-VII so với vắc xin ND truyền thống
Hiệu giá HI và thử thách bảo hộ từ vắc xin ND A-VII sống (Điều kiện phòng thí nghiệm).
HI hiệu giá và thử thách bảo hộ từ vắc xin ND A-VII chết
Bảo vệ gà đẻ chống lại Hội chứng giảm đẻ
Lợi thế của vắc xin ND A-VII so với vắc xin ND truyền thống
- Tương thích với virus thực địa (Genotype VII), không chỉ có thể sử dụng trên Gà mà còn có thể sử dụng trên ngỗng.
- Khả năng sinh miễn dịch tốt, kháng thể mức độ cao, đáp ứng kháng thể nhanh chóng, thích hợp để bảo hộ khỏi áp lực vND.
- Không chỉ cung cấp khả năng bảo hộ sự tử vong, mà còn làm tăng khả năng bảo hộ lâm sàng giúp giảm sự lây truyền và phát tán virus từ 10-100 tes
- Hiệu quả trong việc kiểm soát ND cận lâm sàng, đảm bảo và tăng năng suất sản xuất của gia cầm
Trên đây là những thông tin mà Tiến Thắng tóm tắt từ thông tin công bố của nhà sản xuất Yebio để chia sẻ đến quý bạn đọc. Hãy theo dõi Tiến Thắng Vet để có thể cập nhật những bài viết mới nhất nhé.
>>> Tham khảo thông tin vắc xin ND A-VII (Yemune G7) <<<
Tài liệu tham khảo
- Liu X F et al., 2003; Wan H et al., 2004; Huang Y et al.,2004; Wang Y et al.,2012
- M Mase et al., 2009
- Cho et al., 2007
- A.A.A M. ADI et al., 2009; Xiao S et al., 2012
- K.-S. Chi et al., 2014
- M. M Ebrahimi et al.,2012
- Shabbir et al., 2013; M.Farooq et al., 2014, Abdul W et al.2015
- K.G. Tirumurugaan et al., 2011; S.J. Jakhesara 2014
- M.M Radwan et al., 2017 , A. M.Saad, et al., 2017
- B. Lomniczi et al., 1998
- Shin – hee Kim et al.2012