Ruồi có thể truyền virus ASF cho lợn không?

Đường truyền lây mầm bệnh cho lợn

Thông thường có 2 con đường: Cơ học và sinh học
- Truyền cơ học: Thức ăn, xe vận chuyển, thịt heo, ruồi, quần áo – dày dép – vật dụng vận chuyển vào trong trang trại.
- Truyền sinh học: Lợn nhà bi nhiễm bệnh, Lợn rừng bị nhiễm bệnh, côn trùng khác trong trang trại.
Trong đó, vector côn trùng vẫn là một trong những nguy cơ mang mầm bệnh vào trong trang trại cao nhất.
Cấu tạo – Đặc tính của ruồi
Ruồi nhả có màu xám, dài 6-9 mm với 4 viền đen ở ngực. Ruồi thường bám đâu ở góc, dây, sào, tường, trần… nơi kín gió. Chất thải, xác súc vật, phân, rác, máu, mủ, chất nôn ói… là thức ăn ưa thích của ruồi.

Ruồi có với cấu tạo theo kiểu liêm hút, khi không ăn vòi được gập vào ở miệng, ngực ruồi có 3 đôi chân, 1 đôi cánh mỏng với 5 gân dọc. Chân gồm nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có đệm móng và tuyến tiết dịch. Bụng ruồi có 5 khoang, ruồi cái có ống dẫn trứng thường kéo dài ra khi đẻ và co lại sau đẻ
Trong điều kiện ấm áp, một tháng có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi được sinh ra. Ruồi có vòng đời biến đổi qua 4 giai đoạn:
- Trứng
- Ấu trùng (giỏi)
- Thanh trùng (nhộng)
- Ruồi trưởng thành.
Chỉ vài giờ sau nở ruồi có thể giao phối và đẻ trứng sau vài ngày. Ruồi thường đẻ trứng vào hố rác, phân, xác súc vật…, mỗi lần đẻ khoảng 100 – 150 trứng và có khả năng đẻ được từ 4 – 8 lần trong đời. Sau 8 – 20 giờ, trứng nở ra giỏi, giòi lột xác 2 lần. Sau 2 – 4 ngày, giòi tìm nơi đất xốp chui xuống để phát triển thành nhộng, sau 3 – 6 ngày nhộng phát triển thành ruồi chui lên mặt đất. Thời gian hoàn thành vòng đời của ruồi phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết và thức ăn của môi trường. Ở môi trường thức ăn phù hợp và nhiệt độ khoảng 18°C, ruồi hoàn thành vòng đời trong khoảng 20 ngày, ở 28°C thời gian này rút ngăn còn 10,5 ngày. Mùa hè ruồi sống khoảng 18 – 20 ngày, mùa đông sống lâu hơn, có thể đến 4 tháng.
Với 3 cặp chân đốt có nhiều lông ở đệm móng và miệng có vòi liếm hút, ruồi có khả năng mang và truyền hơn 100 loại mầm bệnh cho người và vật nuôi như dịch tả, lao, thương hàn, lỵ, dấu son, nhiệt thán, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, đậu mùa, viêm gan, bại liệt, PRRS, cúm gia cầm, PED, TGE, dịch tả heo Châu Phi – ASF, nấm… Sau khi bám đậu lên phân, chất thải, máu mủ, xác chết chứa mầm bệnh, chân ruồi có thể mang tới 6 triệu vi khuẩn. Do đặc tính sinh lý, khả năng vận chuyển mầm bệnh, ruồi đã trở thành một trong các nguyên nhân quan trọng gây bùng phát bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa như dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.
Ngoài lây truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm, ruồi còn làm vấy bẩn và ô nhiễm nguồn thức ăn, nước uống, quấy nhiễu người, gây ngứa ngáy, khó chịu làm giảm năng suất vật nuôi.
Thí nghiệm – Gây nhiễm bằng cách ăn ruồi chuồng trại bị nhiễm ASF
Thí nghiệm trên 12 con lợn SPF Đan Mạch, 8 đến 9 tuần tuổi (lai Landrace x Yorkshire x Duroc) được chia thành 3 nhóm được nuôi trong 3 chuồng riêng biệt.
Nhóm 1
Uống dung dịch máu ổn định bằng EDTA pha với máu lợn bị nhiễm chủng ASFV
Nhóm 2
Uống những con ruồi chuồng hoang (ruồi chuồng trại) đã bị diệt
Nhóm 3
Cho ăn nguyên vẹn 20 con ruồi/ 1con lợn được cho vào khoảng 100g thạch máu có mầm bệnh ASF
Có 25% (nhóm 1)
Có 50% (nhóm 2 và 3)
• Các con lợn bị nhiễm virus ASF qua việc nuốt phải ruồi.
• Các con lợn còn lại, có thể bị nhiễm sau đó qua việc tiếp xúc trực tiếp với các con lợn bị nhiễm trong nhóm của chúng. Sau đó, có dấu hiệu lâm sàng của bệnh và nhiễm virus sau 5–8 ngày.
Những tác động của bài báo thử nghiệm này
•Ruồi đóng vai trò là một vector cơ học của ASFV qua việc hút máu lợn (Mellor et al., 1987),
•Mặc dù đây không phải là nguy cơ lớn nhất đối với việc truyền virus ASF trong khoảng cách xa giữa các trang trại, con đường này có thể giải thích sự lây lan ASFV trong phạm vi ngắn hoặc trong một trang trại.
Những nghiên cứu thử nghiệm khác
Các nhà dịch tễ học từ Đại học Khoa học Sự sống Estonia đã điều tra về đợt bùng phát.
Côn trùng bay được coi là một phương tiện có thể lây lan bệnh nhiễm trùng trong và giữa các trang trại. Do đó, người ta quyết định điều tra xem liệu có thể phát hiện ASFV-DNA trong côn trùng bay bị bắt trong một trang trại bị nhiễm bệnh tự nhiên hay không.
Côn trùng bay ngẫu nhiên tiếp xúc gần với lợn trong đơn vị bị ảnh hưởng đã bị bắt bằng lưới trên không. Côn trùng đã bị tiêu diệt bằng chloroform và được bảo quản ở nhiệt độ −20°C cho đến khi xác định được loài và trích xuất DNA.
‒Culicidae spp (nhiều loài mũi) hút máu ( n = 2),
‒M. domestica (ruồi nhà) ( n = 9) Drosophila spp (nhiều loài ruồi giấm) . ( n = 4).

Biện pháp

Trong đó, biện pháp sử dụng mạng che chắn và bẫy ruồi vẫn là một trong những biện pháp được sử dụng để duy trì trong trang trại thường xuyên, vì mang những ưu điểm sau:
1.Giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của ruồi với lợn
2. Không dùng hóa chất độc hại là phương pháp an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Tiết kiệm chi phí
4. Dễ thực hiện
5. Có màu nổi dễ vẩy bắt ruồi
6. Thu gom xác ruồi hoàn toàn, sau khi vẫy bắt. >>>>>Vừa an toàn, vừa hiệu quả cao

Hình ảnh từ trang trại khách hàng khi sử dụng phương pháp bẫy bắt ruồi – Fly end của Tiến Thắng:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=rEAC0xuBSOo
Link sản phẩm: https://tienthangvet.vn/san-pham/thuoc-thu-y/fly-end-day-bay-ruoi-voi-phuong-phap-kiem-soat-hoan-toan-tu-nhien/