Bệnh giun tim ở chó là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do giun ký sinh bên trong tim và các mạch máu lớn. Đây là bệnh hay gặp ở chó và có thể lây sang người. Tỷ lệ chó tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng Tiến Thắng Vet tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị bệnh giun tim ở chó nhé!
Bệnh giun tim ở chó là gì?
Bệnh giun tim ở chó là một loại bệnh ký sinh do giun sán, xuất hiện trên rất nhiều loài vật nuôi không chỉ riêng chó. Giun tim vào cơ thể vật chú qua trung gian là các loài muỗi.
Mức độ của bệnh phụ thuộc vào số lượng giun tim trưởng thành, vị trí của giun, thời gian nhiễm giun và mức độ tổn thương của tim, phổi, gan, thận. Ấu trùng giun di chuyển làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ, gây tổn thương gan, phổi. Phá hủy mô phổi dẫn đến ho, chấn thương gan dẫn đến xơ gan, vàng da, thiếu máu và suy nhược toàn thân, thận có thể bị ảnh hưởng và cho phép chất độc tích tụ trong cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh giun tim ở chó
Bệnh giun tim ở chó do một loài giun có tên Dirofilaria unmitis gây ra. Chúng có hình thái dài và nhỏ. Kích thước con đực dài 12 – 18 cm, con cái dài 25 – 30cm. Giun trưởng thành có thể sống đến 5 năm và trong thời gian đó, con cái đẻ ra hàng triệu ấu trùng chuyển động (microfilaria) đi vào máu.
Muỗi chính là vật chủ trung gian truyền bệnh giun tim cho chó. Khi một số loài muỗi là ký chủ trung gian (như loài Anopheles, Culex, Acdes, Mansonia) hút máu sẽ hút luôn cả ấu trùng vào cơ thể muỗi. Sau 2 – 3 tuần, ấu trùng trong cơ thể muỗi sẽ phát triển thành dạng ấu trùng lây nhiễm.
Khi những con muỗi có mang trong mình những ấu trùng lây nhiễm bệnh chích hoặc hút máu của những động vật khác thì ấu trùng lây nhiễm đi qua phần miệng của muỗi vào da của con vật đó.
Ấu trùng lây nhiễm sống ở da từ 90 – 120 ngày, sau đó đi vào máu, vào tim và phát triển thành dạng trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời, tính từ khi ấu trùng (micofilaria) được muỗi hút vào cơ thể rồi lại xâm nhập vào động vật khác, phát triển thành dạng trường thành, đẻ ra microfilaria thế hệ mới là khoảng 8 – 9 tháng.
Giun trưởng thành sống rất lâu trong cơ thể chó (có thể lên đến 5 – 9 năm). Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhưng thường gặp ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm có nhiều muỗi hoạt động.
Con người cũng có thể mắc bệnh, khi bị muỗi sẽ mang ấu trùng nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh giun tim ở chó
Triệu chứng của bệnh giun tim hiếm khi nhận biết được cho đến khi giun phát triển thành dạng trưởng thành. Chó có thể nhiễm giun từ 9 – 10 tháng mà vẫn chưa có triệu chứng.
Khi giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm thành mạch quản. Nếu nhiễm quá nhiều dẫn đến nghẽn mạch, lượng máu về tim không đủ, gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra đồng thời với hiện tượng phù phổi, gan, thận.
- Chó có triệu chứng ho kéo dài, dạng mãn tính.
- Thở khó, cháy dớt dãi ở miệng.
- Nếu nhiễm nhiều chó suy sụp nhanh và rất nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.
- Phù nề dưới bụng, ngực, vùng bàn ngón.
- Nước tiểu đục, có xen lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.
- Độc tố của giun có thể gây nhiễm độc thần kinh, gây liệt nhẹ 2 chân sau và động kinh.
Chẩn đoán bệnh giun tim ở chó
Bệnh giun tim được chẩn đoán bằng các phương pháp:
- Test nhanh: sẽ có kết quả sau 10 phút và độ chính xác cao.
- Soi tươi máu dưới kính hiển vi.
- X-quang để kiểm tra tim to và độ sưng của động mạch phổi (tình trạng thường thấy khi bị giun tim).
- Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan thận, qua đó đánh giá mức độ tổn thương của các cơ quan.
Điều trị khi chó bị nhiễm giun tim
Để điều trị bệnh giun tim cho chó ta tiến hành điều trị theo giai đoạn:
- Điều trị ấu trùng giun tim
- Điều trị giun tim trưởng thành
Điều trị ấu trùng giun tim
Đối với ấu trùng cảm nhiễm trung gian, do muỗi truyền sang bạn có thể sử dụng:
- Heartsaver Plus Chewable Small với thành phần bao gồm Ivermectin 68 mcg và Pyrantel/muối Pamoate 57 mg dạng viên nhai cho chó lớn dưới 11 kg.
- Heartsaver Plus Chewable Large dùng cho chó nhỏ từ 23 – 45 kg. Thuốc có thành phần Ivermectin 272 mcg và Pyrantel/muối Pamoate 227 mg.
Mỗi lần sử dụng 1 viên, mỗi tháng 1 lần. Thuốc chỉ có tác dụng với ấu trùng, không có tác dụng với giun trưởng thành. Một số giun non có thể bị tiêu diệt nhưng không có tác dụng diệt sạch.
- Diethylcarbamazin: 3mg/ 1kg thể trọng, chia 2 – 3 lần uống trong 1 ngày, uống sau bữa ăn, trong 4 – 5 ngày. Sau 1 tháng kiểm tra nếu còn ấu trùng giun cho uống tiếp liều nữa.
Điều trị giun tim trưởng thành
Đối với giun tim trưởng thành, bạn có thể áp dụng cách điều trị như sau:
- Dùng Aspirin 500 mg/viên liều 20 mg/kg thể trọng/10 ngày. Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu nhằm tránh tắc mạch. Dùng Levamisol và liên tục 10 ngày sau khi dứt liệu trình điều trị sẽ giúp hỗ trợ chống tắc mạch máu.
- Sử dụng Levamisol HCl đường uống liều 25 – 30 mg/kg thể trọng/ngày. Liệu trình kéo dài trong 15 – 20 ngày. Hoặc dùng Immidicide (Melarsomine), bệnh nhẹ sử dụng liều 2,5 mg/kg thể trọng (tiêm bắp), chia 2 lần cách nhau 24 giờ. Sau đó 4 tháng nhắc lại. Bệnh nặng dùng 2,5 mg/kg thể trọng (tim bắp), 1 tháng sau lặp lại.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp giải phẫu để gắp giun tim. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp cần bác sĩ thú y chuyên nghiệp thực hiện.
Xem thêm: thuốc tẩy giun cho chó
Một số lưu ý trong quá trình điều trị giun tim
Đa số các trường hợp khi phát hiện chó bị nhiễm giun tim thì bệnh đã phát triển 1 thời gian và đã có tổn thương ở tim, mạch máu, phổi, gan, thận. Một số ca nặng, bác sĩ sẽ tập trung hỗ trợ chức năng các cơ quan thay vì điều trị giun tim và các con thú này thường không sống được quá vài tuần.
Trong và sau quá trình điều trị, vật nuôi cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Giun tim trưởng thành chết và bị phân hủy, di chuyển đến phổi, vào các mạch máu nhỏ và được cơ thể hấp thu. Sự tái hấp thu này có thể mất vài tuần đến vài tháng và hầu hết các biến chứng sau điều trị là do những mảnh giun tim chết này gây ra. Đây có thể là một giai đoạn nguy hiểm vì vậy tuyệt đối phải giữ vật nuôi ở nơi yên tĩnh nhất có thể và không được phép tập thể dục trong một tháng sau khi điều trị. Tuần đầu tiên sau khi tiêm thuốc là rất quan trọng bởi vì đây là lúc những con giun sắp chết.
Sau khoảng 1 tháng điều trị giun trưởng thành, vật nuôi sẽ được tiếp tục điều trị ấu trùng giun tim.
Sau giai đoạn điều trị, thú sẽ được dùng thuốc để phòng ngừa.
Cách phòng bệnh giun tim cho chó
Bệnh giun tim ở chó có thể phòng ngừa được bằng thuốc trị giun tim hàng tháng theo chỉ định của bác sĩ thú y. Chó cưng của bạn nên được kiểm tra giun tim trước khi dùng thuốc phòng ngừa giun tim, đặc biệt là nếu một liều đã bị bỏ qua hoặc dùng thuốc muộn.
Thuốc ngăn ngừa giun tim không hiệu quả 100%, đặc biệt nếu chúng không được sử dụng đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn hoặc nếu bị bỏ lỡ liều. Do đó, bạn nên kiểm tra giun tim định kỳ để bệnh có thể được phát hiện sớm, khi đó việc điều trị sẽ an toàn và hiệu quả nhất.
Điều trị giun tim ở chó rất tốn kém và luôn mang đến một số rủi ro cho chó. Chi phí để ngăn ngừa giun tim trong suốt cuộc đời của một con chó chỉ bằng chi phí điều trị bệnh một lần. Vì vậy, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Giun tim ở chó là căn bệnh rất phổ biến, vì thế bạn nên tuân thủ đầy đủ lịch tiêm phòng và tẩy giun lãi định kì để giúp cho cơ thể chó luôn khỏe mạnh. Nếu bạn cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với Tiến Thắng Vet qua số điện thoại 0796 178 968 nhé! Cùng Tiến Thắng Vet chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất!