Bệnh Newcastle ở gà hiện nay vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến, có tỷ lệ bệnh và chết cao gây thiệt hại đáng kể cho nhà chăn nuôi. Trong bài viết này, Tiến Thắng Vet xin đưa ra một số thông tin về bệnh Newcastle trên gà để mọi người cùng tham khảo và chăm sóc đàn gà của mình tốt hơn nhé.
Bệnh Newcastle ở gà là gì?
Bệnh Newcastle ở gà hay còn được gọi là bệnh dịch tả gà. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi gà. Đặc trưng của bệnh là gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa, hô hấp.
Bệnh Newcastle là một mối nguy hiểm và là bệnh bắt buộc công bố dịch bệnh đối với động vật trên cạn do Cục Thú Y ban hành. Trước khi vào phòng điều trị và phòng bệnh, hãy tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh Newcastle nhé!
Nguyên nhân gây bệnh Newcastle ở gà
Bệnh Newcastle ở gà do virus có bản chất là RNA virus, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà thuộc họ Paramyxoviridae gây ra.
Vi-rút Newcastle có bộ gen RNA là RNA một sợi, đa hình thái: hình tròn, trụ, sợi, có kích thước 100-500 nm, không phân đoạn, đối xứng xoắn, có vỏ bọc bản chất là lipoprotein.
Đặc điểm gây bệnh Newcastle ở gà
Bệnh Newcastle ở gà lây truyền qua đường tiêu hóa, hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết của gà mắc bệnh lây cho gà khỏe. Hoặc gián tiếp qua phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống bị vấy nhiễm. Virus có thể lây qua vỏ trứng từ phân gà nhiễm bệnh.
Bệnh Newcastle xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà và tất cả các thời điểm trong năm, đặc biệt là vào mùa lạnh và ẩm độ cao.
Triệu chứng của bệnh Newcastle ở gà
Thời gian nung bệnh trung bình 5-6 ngày nhưng có thể thay đổi 2-15 ngày. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết phục thuộc vào độc lực của mầm bệnh và sức khỏe của từng đàn gà. Gà thịt tỷ lệ chết có thể lên đến 90%, gà đẻ tỷ lệ chết thấp hơn từ 1-5% nhưng tỷ lệ đẻ có thể giảm đến 60%.
Triệu chứng biến đổi tùy theo độc lực của chủng vi-rút gây bệnh, bệnh Newcastle chia làm 4 thể:
Hướng nội tạng (thể Doyle)
Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, một số gà chết không có triệu chứng. Biểu hiện đầu tiên là gà ủ rủ, sốt cao, bỏ ăn, khát nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4-8 ngày, có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng có vấy máu. Sau khi gà qua giai đoạn đầu thì xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: co giật, rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.
Hướng hô hấp – thần kinh (Beach)
Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, và lan truyền một cách nhanh chóng. Gà bệnh thở khó, ngáp gió, ho, giảm ăn, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ. Không tiêu chảy, sau 1-2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh.
Hướng hô hấp (thể Beaudette)
Bệnh hô hấp trên gà lớn, biểu hiện chủ yếu là ho, giảm ăn, giảm đẻ (nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng). Có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh.
Thể Hitchner
Bệnh hiếm gặp bệnh trên gà lớn. Dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có thể thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối. Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn. Không thấy có dấu hiệu thần kinh.
Bệnh tích của bệnh Newcastle ở gà
Những hình ảnh được TTVET mổ khám thực tế, các bạn tham khảo nhé:
Chẩn đoán bệnh Newcastle ở gà
Chẩn đoán sơ bộ bệnh Newcastle ở gà dựa vào tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết, cũng như bệnh tích đặc trưng của bệnh. Nhưng để chẩn đoán chính xác thì không thể dựa vào mỗi chẩn đoán lâm sàng mà cần mổ khám xem bệnh tích mà cần kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng để đưa kết luận bệnh.
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết của bệnh Newcastle ở gà. Bệnh lây lan mạnh, cảm thụ với mọi lứa tuổi, triệu chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh. Trên gà đẻ cần xem thêm tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng,..
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Newcastle với một số bệnh sau:
Đối với bệnh Xoắn trùng (spyrochetosis) và phó thương hàn
Bệnh không có các triệu chứng hô hấp và thần kinh như ở Newcastle. Lách của 2 bệnh luôn luôn sưng to, gan trong nhiều ca bệnh có các nốt hoại tử li ti trắng ngà, khi xét nghiêm thấy Spyrochetis trong máu.
Đối với bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
Bệnh phát ra chậm chạp ở gà 5-12 tuần tuổi, tỷ lệ chết không cao, không có các triệu chứng và biến đổi hệ thần kinh cũng như đường tiêu hóa. Bệnh tích đặc trưng của ILT là khí quản xuất huyết có máu đỏ.
Đối với bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm (IB)
Ở gà con đến 1 tháng tuổi, gà bị viêm khí quản truyền nhiễm không có những dấu hiệu viêm loét và xuất huyết đường ruột, không có các triệu chứng thần kinh như Newcastle.
Ở gà đẻ: tuy giảm đẻ nhưng gà trông vẫn khỏe mạnh bình thường, vỏ trứng xù xì, dị dạng. Ở bệnh Newcastle, việc giảm đẻ thậm chí ngừng đẻ hoặc đẻ nhiều trứng non, trứng vỏ lụa, dễ dập, dễ vỡ gắn liền với các biểu hiện và quá trình diễn biến bệnh.
Bệnh Newcastle ở gà có tỷ lệ chết cao hơn nhiều so với bệnh IB ở gà đẻ.
Đối với bệnh đậu gà, thiếu vitamin E, thiếu vitamin A
Đều có màng giả vùng họng như một số trường hợp gà bị Newcastle. Những bệnh này ko có triệu chứng thần kinh và bệnh tích ở đường tiêu hóa như ở Newcastle.
Đối với bệnh Marek và viêm não truyền nhiễm
Chúng đều có triệu chứng liệt và bán liệt, cánh hoặc động kinh, ngoẹo đầu. Mổ khám thì bệnh tích ở đường tiêu hóa và hô hấp như Newcastle thay vào đó có những khối U ở gan, lách, thận, tim, phổi của Marek hoặc xuất huyết não của viêm não truyền nhiễm.
Đối với bệnh cúm gà
Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh lý giữa 2 bệnh rất giống nhau. Cúm gà khác với Newcastle ở chỗ mào tích sưng phù nề, xuất huyết dưới da chân, xuất huyết mỡ bụng, mỡ tim, mỡ màng treo ruột, xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim và có biến đổi ở túi Fabricius.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Các mẫu bệnh phẩm cần lấy như: Não, phổi, khí quản, dạ dày tuyến, hạch manh tràng. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có thể dùng:
- Phản ứng huyết thanh học: phát hiện kháng nguyên và kháng thể.
- Tìm kháng nguyên: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang, trung hòa, HA, HI, ELISA.
- Tìm kháng thể: phản ứng HI, trung hòa, ELISA.
- Phân lập vi-rút trên phôi trứng hay nuôi cấy trên môi trường nguyên bào sợi phôi gà,…
- Phương pháp PCR cho kết quả nhanh chống hơn.
Ngoài ra còn có phương pháp kiểm tra mô bệnh học bằng cách lấy mẫu các cơ quan có bệnh tích sau: Nảo, phổi, khí quản, dạ dày tuyến, túi Bursa, ngã ba vang hồi manh tràng và lách.
Điều trị bệnh Newcastle ở gà
Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Newcastle ở gà. Có thể bổ sung B – Complex và vitamin C để nâng cao sức đề kháng của gà. Hoặc dùng kháng sinh Amoxivet 50% Powder để làm giảm các vi khuẩn kế phát tấn công.
CÁCH DÙNG: Liều pha nước uống: Cho uống với liều 25 mg/ kg (500mg AMOXIVET 50% POWDER/10 kg thể trọng ) sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày; Liều trộn vào thức ăn: sử dụng với liều: 300ppm (hay 600g AMOXIVET/tấn thức ăn), dùng 5 ngày liên tục.
Phòng bệnh Newcastle ở gà
Hiện nay chưa có phát đồ điều trị đặc hiệu, do đó việc tiêm phòng thực sự cần thiết để ngăn ngừa bệnh Newcastle ở gà. Các loại vaccine phòng bệnh có thể sử dụng:
- Vaccine Newcastle Bronchitis: Vaccine sống nhỏ mắt hoặc cho uống, là vaccine nhũ dầu vô hoạt.
- Poulvac i N Lasota: Vaccine tiêm bắp hoặc dưới da.
- Chick N-K Newcastle Disease: Vaccine dạng nhũ dầu vô hoạt.
CHỈ ĐỊNH: Vaccine giúp phòng bệnh Newcastle trên gà.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh sát trùng giàn mát để hạng chế mầm bệnh đi vào bên trong trang trại.
Lưu ý khi gà mắc bệnh Newcastle
Khi xảy ra dịch bệnh không được bán gia cầm bệnh ra bên ngoài, chủ trang trại cần lưu ý:
- Tiến hành tiêu hủy gia cầm bị mắc bệnh trong đàn gà theo quy định của cơ quan thú y.
- Cần kiểm soát côn trùng làm lây lan mầm bệnh.
- Ngưng nhập gà đối với các trại nằm trong vùng dịch trong thời gian 21 ngày.
- Tăng cường biện pháp kiểm soát phòng bệnh các trại xung quanh bằng cách tiêm phòng vaccine.
Qua thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu và biết được sự nguy hiểm của bệnh Newcastle ở gà rồi đúng không nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần hỗ trợ kỹ thuật. Hãy liên hệ ngay Tiến Thắng Vet để được giải đáp nhé.
Chúc bạn thành công!