Bệnh đậu gà có tỉ lệ bệnh lên tới 95% và làm gà chết rải rác trong thời gian dài. Điều này gây tổn thất kinh tế đối với nhà chăn nuôi, đặc biệt là trang trại gà quy mô lớn. Vậy làm thế nào để khống chế, điều trị và phòng bệnh đậu gà một cách hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết với các nội dung chính sau đây:
- Bệnh đậu gà là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
- Triệu chứng – Bệnh tích bệnh đậu gà
- Chẩn đoán bệnh đậu gà
- Điều trị bệnh đậu gà
- Phòng bệnh đậu gà
- Những câu hỏi liên quan về bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm do Virus gây ra. Đặc điểm của bệnh là hình thành những nốt đậu ở vùng da không có lông. Bệnh còn gây tăng sinh và thoái hóa ở lớp thượng bì của biểu mô đường hô hấp như miệng, hầu, họng, thực quản. Bệnh đậu gà có tỷ lệ bệnh từ 10-95% và tỷ lệ chết khoảng 2-3%.
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà gây ra bởi virus fowlpox, có cấu tạo DNA sợi đôi thuộc nhóm Avipoxvirus, họ Poxiviridae, bên ngoài đợc bao bọc bởi lớp vỏ lipid. Virus này nhân lên trong tế bào chất của tế bào thượng bì. Virus đậu có sức đề kháng cao, nó tồn tại nhiều tháng trong các vỏ đậu, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng. Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50oC trong 30 phút, 60oC trong 6 phút.
Bệnh đậu thường lây lan chậm, lây qua các vết trầy ở da do cắn mổ nhau, qua không khí nếu mầm bệnh có trong lông, da và vẩy bong tróc, … nhưng chủ yếu là do các loại côn tùng như muỗi, mòng, rận,… hút máu gà mắc bệnh, sau đó truyền bệnh cho gà khỏe mạnh khác.
Loài mắc bệnh thường là gà, gà tây, bồ câu, chim nuôi, chim hoang dã. Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung chủ yếu ở gà từ 1-3 tháng tuổi.
Triệu chứng - Bệnh tích của bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà có thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày, được chia làm 3 thể bệnh, mức độ bệnh ở mỗi thể bệnh sẽ khác nhau. Bao gồm các thể sau:
- Thể ngoài da
- Thể niêm mạc (thể ướt)
- Thể hỗn hợp
Thể ngoài da
Thể này xảy ra ở cả gà con và gà trưởng thành. Mụn đậu xuất hiện ở vùng không có lông như mào, tích, xung quanh mắt và miệng, mũi, ngón chân,.. làm cho gà khó lấy thức ăn, nước uống. Ban đầu là các nốt sần nhỏ có màu trắng, sau đó to dần thành mụn nước có màu vàng xám. Các mụn đậu sẽ vở ra và khô lại, đóng vảy tạo thành các vết sẹo màu nâu hồng. Nếu mụn đậu bị nhiễm trùng, quá trình viêm và hoại tử ở da sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Thể niêm mạc (thể ướt)
Thể này thường xảy ra ở gà con khoảng 3-4 tuần tuổi. Khi bị bệnh gà thường có biểu hiện khó thở, ủ rũ, bỏ ăn và bị sốt,… xuất hiện màng giả ở niêm mạc phần trên đường hô hấp và tiêu hóa như vòm miệng, hầu họng, khí quản,.. khi bóc lớp màng giả này sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết hoặc thấy lớp niêm mạc màu đỏ tươi. Màng giả dày ở mũi và mắt sẽ gây ra khối mủ ở xoang mắt, xoang mũi làm gà ngạt thở, mù mắt dẫn đến còi cọc và chết.
Bạn có biết không, bệnh ở thể ướt này sẽ trở nên nặng hơn khi có thêm vi khuẩn kế phát (là sự xâm nhập và hiện diện của một loại vi khuẩn gây bệnh khác).
Thể hỗn hợp
Thể này thường xảy ra ở gà con, quá trình tiến triển từ 3-4 tuần. Triệu chứng và bệnh tích của thể hỗn hợp xuất hiện ở cả ngoài da và niêm mạc. Khi có vi khuẩn kế phát, kết hợp với điều kiện vệ sinh chăm sóc kém thì tỷ lệ chết có thể lên đến 2-3%.
Chẩn đoán bệnh đậu gà bằng cách nào?
Hãy tham khảo cách hướng dẫn chẩn đoán bệnh đậu gà sau đây nhé:
Chẩn đoán bệnh đậu gà
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh đậu gà để chẩn đoán. Ngoài ra, tiến hành lấy vùng da có nốt đậu mới làm tiêu bản vi thể để phát hiện thể vùi trong tế bào chất. Trường hợp triệu chứng, bệnh tích không điển hình hoặc có thể giống với các bệnh khác, chúng ta cần so sánh và phân biệt để đưa ra cách điều trị hiệu quả hơn.
Chẩn đoán phân biệt bệnh đậu gà
- Bệnh Newcastle với hiện tượng hoại tử – loét ở niêm mạc họng có khi có màng giả giống bệnh đậu. Nhưng khác với bệnh đậu, trong bệnh Newcastle xuất huyết ở các niêm mạc nhất là niêm mạc dạ dày tuyến, dạ dày cơ.
- Bệnh Nấm phổi (Aspergillosis) cũng tạo nên những đám màng giả ở niêm mạc miệng họng. Nhưng trong bệnh này, màng giả thường tạo thành những điểm, những đám tròn đều và khô và có mặt cả ở phổi và thành các túi hơi.
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm khác với bệnh đậu thể bạch hầu ở chỗ không có loét, không có màng giả ở vùng họng.
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm khác với bệnh đậu gà là bệnh phát triển với qui mô lớn, lây lan nhanh, ho hen ngạt từng cơn và màng giả rất dễ bóc.
- Bệnh thiếu vitamin A: Việc tích tụ các chất nhầy bị casein đã bịt kín lỗ nước dãi, tạo nên các mô tổ chức sần sùi như súp lơ bám vào niêm mạc cuống họng, thực quản, nhưng chúng dễ bóc tách, đôi khi trên khoang ngực và khoang bụng bị phủ một lớp vôi trắng của các muối tạo nên từ acid Uric.
Điều trị bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà do vi rút gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Đối với thể bệnh nặng thì nên tiêu hủy gà, vệ sinh và sát trùng sạch sẽ để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Cho uống Amoxivet 50% Powder với liều 25mg/kg thể trọng để phòng phụ nhiễm. Tham khảo thêm thành phần và cách sử dụng của thuốc: Amoxivet 50% Powder.
- Tiến hành chủng ngừa lại vaccine cho đàn gà bị bệnh.
Phòng bệnh đậu gà
Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, vệ sinh chuồng trại thật kỹ mỗi lứa nuôi, không nuôi gà nhiều ngày tuổi cùng lúc, định kỳ tiêu diệt các loại côn trùng gây bệnh như muỗi, mòng, rận,…
Phòng bệnh đậu gà bằng vaccine sống nhược độc Vaccine Poxine.
CHỈ ĐỊNH: Chủng cho gà khỏe mạnh từ 6 tuần tuổi, hoặc ở gà tây từ 8 tuần tuổi để phòng bệnh đậu gà.
Có thể bạn quan tâm
Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu và nắm rõ về bệnh đậu gà rồi đúng không nào?. Bênh cạnh những thông tin về bệnh đậu gà thì một số câu hỏi thực tế thường gặp cũng được mọi người quan tâm, mời bạn xem thêm bên dưới nhé:
Bệnh đậu gà có lây sang người hay không?
Trong quá trình tìm hiểu và theo dõi của TTVET thì hiện nay chưa có báo cáo hay thông tin chính thức về việc bệnh đậu gà có thể lây sang người hay không. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên hết sức đề phòng khi tiếp xúc với gà ốm; sử dụng khẩu trang và bao tay khi tiếp xúc, mổ khám,… Không nên sử dụng các sản phẩm từ những con gà đang bệnh như trứng và thịt; đề phòng vẫn tốt nhất nhé bà con.
Bệnh đậu gà có cần tiêm vaccine không?
Khi gà bị bệnh đậu rất khó để chữa trị, trường hợp có thể chữa trị thì bệnh lại dễ dàng tái phát ngay sau đó. Đây là lý do có rất nhiều người chăn nuôi chăn nuôi rơi vào tình cảnh trắng tay do đàn gà bị dịch đậu gà. Do đó, cách để bảo vệ đàn gà và chăn nuôi thành công, hạn chế thấp nhất những rủi ro do dịch bệnh là tiến hành công tác phòng tránh bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin đậu gà.
Kinh nghiệm chọn vắc xin bệnh đậu gà
TTVET xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm chọn vắc-xin và chủng bệnh đậu gà:
- Chọn mua vắc xin phòng bệnh đậu gà của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn có uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Mua ở những cửa hàng thuốc thú y có đủ điều kiện bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Lọ vắc xin phải còn nguyên nhãn mác, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất rõ ràng.
Cuối cùng, Tiến Thắng Vet rất vui khi gửi đến bạn những thông tin bổ ích về Bệnh đậu gà. Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ với mình nhé. Cảm ơn và rất mong được hỗ trợ bạn trong việc phòng, trị bệnh đậu gà.
TTVET