BỆNH CẦU TRÙNG


Manh tràng chứa đầy máu (E.tenella)

Chuẩn đoán
Có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng và bệnh tích lâm sàng đặc trưng tương ứng, kèm theo sự khởi phát đột ngột của tiêu chảy có máu. Tuy nhiên, với những bệnh tích không đặc trưng thì cần kiểm tra mẫu phân để xét nghiệm tìm noãn nang bằng phương pháp phù nổi. Ngoài ra, bệnh còn được chẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra mô học từ phần ruột có bệnh tích. Hoặc lấy mẫu ruột này kiểm tra PCR sẽ xác định chính xác chủng cầu trùng mà gà bị nhiễm.
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm ruột hoại tử gây ra bởi Clostridium spp., bệnh do Salmonella spp., nhiễm độc tố,…
Phòng bệnh
Có thể phòng bệnh cầu trùng bằng vaccine hoặc trộn thuốc chống cầu trùng trong thức ăn cho gà.
Có thể chủng ngừa một số vaccine phòng cầu trùng tạo ra miễn dịch hiệu quả cho đàn gà như SCOCVAC® 3 hoặc SCOCVAC® 4 cho gà lúc 3-5 ngày tuổi.
Hoặc dùng các sản phẩm chứa thuốc kháng cầu trùng dùng để trộn vào thức ăn chăn nuôi như COXZURIL 2.5%.
Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gà. Đặc biệt nên sử dụng dung dịch xút 5% (1lít/ 4m²) để diệt noãn nang cầu trùng khi vệ sinh chuồng trại hoặc sử dụng sản phẩm sát trùng Advance APA Clean. Hạn chế môi trường chăn nuôi ẩm ướt, là điều kiện cho cầu trùng phát triển. Nuôi gà trên chuồng lồng có thể hạn chế được bệnh cầu trùng xảy ra.



Điều trị
Phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ chết. Các thuốc kháng cầu trùng điều trị hiệu quả là COXZURIL 2.5% (toltrazuril) liều 7-10mg/ kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau sau mỗi tháng để tránh kháng thuốc. Trong trường hợp bệnh ghép với Clostridium spp. nên sử dụng thêm kháng sinh AMOXIVET 50% Powder 25mg/kg trong 3-5 ngày để điều trị phụ nhiễm.

