Những thiệt hại gây ra từ bệnh Cầu Trùng
Là bệnh ký sinh trùng nên chúng ký sinh và phá hủy các tế bào niêm mạc ruột, gây xuất huyết và tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác kế phát, đặc biệt là vi khuẩn C.perfringen, S.typhimurium,…
Cầu trùng là loài đặc thù và có chu kỳ sống phức tạp với quá trình sống một phần bên trong và một phần bên ngoài cơ thể, nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Từ chỉ một nang trứng ví dụ như E. tenella, trải qua các giai đoạn sinh sản:
– Giai đoạn sinh sản vô tính: schizonts và merozoites
– Giai đoạn sinh sản hữu tính: microgametocytes và macrogametocytes
Một con gà có thể tạo ra khoảng 400.000 nang trứng. Để loại bỏ nang trứng ồ ạt trong một khu vực giới hạn với số lượng lớn gà và thường xảy ra trong một đàn gia cầm nuôi chăn nuôi công nghiệp, đây là lý do tại sao bệnh này quan trọng trong sản xuất gia cầm hiện nay.
(Trích dẫn một số bài báo từ Pud Med)
Nguyên nhân
-
- Đăc điểm gây bệnh
Bệnh Cầu Trùng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria, họ Eimeriidae, bộ Eucoccidiorida gây ra, có dạng hình cầu hay oval.
Thông thường, bệnh lâm sàng khá hiếm gặp ở gia cầm nhưng do được nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp nên bệnh xuất hiện nhiều hơn. Hiện nay đã có các biện pháp phòng và trị bệnh như việc sử dụng phổ biến các thuốc chống Cầu Trùng hoặc vắc xin. Tuy nhiên, các ca nhiễm trùng cận lâm sàng và có hại vẫn thường được phát hiện, thường phát triển mạnh vào các tháng có nhiệt độ 21-32°C, ẩm độ cao >70% và mưa nhiều, phát triển thành noãn nang cầu trùng cảm nhiễm sau 1-2 ngày, đặc biệt là trên những đàn gà nuôi chuồng nền hoặc nuôi thả vườn.
Noãn nang cầu trùng có thể tồn tại ngoài môi trường nhiều tháng, đặc biệt noãn nang được bao bọc bởi các lớp vỏ giúp bảo vệ chúng chống lại sự tấn công về mặt hoá học của các chất sát trùng thông thường. Gà mắc bệnh chủ yếu do ăn phải noãn nang vấy nhiễm trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng, hoặc dụng cụ chăn nuôi,…
-
- Chu kỳ sống:
Mỗi nang trứng trưởng thành Oocysts chứa bốn nang bào tử Sporocyst. Mỗi nang bào tử chứa hai thoa trùng Sporozoite, mỗi nang trứng có tám thoa trùng.
Khi nang trứng đi vào đường tiêu hóa đến ruột non, enzym Trypsin trong dịch tụy sẽ tiêu hóa lớp màng của lỗ vi quản, các thoa trùng thoát ra khỏi nang trứng
Giai đoạn | Quá trình diễn ra mỗi giai đoạn trong chu kì | Thời gian xảy ra |
Oocysts | Khi Oocysts đi vào đường tiêu hóa đến ruột non, enzym Trypsin trong dịch tụy sẽ tiêu hóa lớp màng của lỗ vi quản, các Sporozoite thoát ra khỏi Oocysts | Ngày thứ 1 |
Sporozoite | Mỗi Sporozoite đi vào một tế bào biểu mô duy nhất và trải qua giai đoạn sinh sản vô tính được gọi là Schizogony | Ngày thứ 1 |
Schizont | Mỗi Schizont trưởng thành được gọi là Merozoite. Merozoite sau đó phá vỡ thành của tế bào biểu mô, giải phóng các Merozoite. Merozoite xâm nhập vào các tế bào biểu mô khác và tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính này. | Ngày thứ 2 |
Merozoite | Mỗi Schizont trưởng thành được gọi là Merozoite. Merozoite sau đó phá vỡ thành của tế bào biểu mô, giải phóng các Merozoite. Merozoite xâm nhập vào các tế bào biểu mô khác và tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính này. | Ngày thứ 3 |
Giai đoạn sinh sản hữu tính | Sau đó, chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính. Mỗi Merozoite này phát triển trong một tế bào biểu mô riêng lẻ thành giao tử cái (Microgamete), hoặc thành giao tử đực (Microgamete). Giao tử đực sẽ phá vỡ để giải phóng một số lượng lớn các giao tử đực. Một trong số các giao tử đực này kết hợp với một giao tử cái duy nhất. Sau khi được thụ tinh tạo thành các hợp tử Zygote. |
Ngày thứ 6 |
Zygote | Hợp tử Zygote nhanh chóng trở thành một nang trứng Oocysts mới. | Ngày thứ 6 |
Oocysts | Các nang trứng được thải ra ngoài qua phân, quá trình phát triển tiếp theo cần oxy và một số điều kiện khác. Khi các nang trứng được lấy cùng với thức ăn hoặc nước bởi một vật chủ mới, chu kỳ sẽ được lặp lại. | Ngày thứ 7 |
Hình 1: Sơ đồ chu kỳ sống của Eimeria
-
- Phân loài
Ở gà, đã xác định được khoảng 7 loài Eimeria: E. acervulina, brunetti, maxima, mitis, necatrix, praecox và tenella.
Mỗi loài khác nhau về khả năng gây bệnh, khả năng miễn dịch và vị trí nhân lên trong ruột, với các mức độ tổn thương ruột khác nhau.
Các loài quan trọng nhất từ gây thiệt hại kinh tế nhiều ở gà là E. acervulina, maxima, tenella và necatrix (loài cuối cùng gây ra bệnh cầu trùng đặc trưng ở gà 8 tuần tuổi). E. praecox và E. mitis có thể gây ra giảm hiệu suất tăng trọng, khi gà chỉ mắc bệnh khi nhiễm một lượng khá lớn.
-
- Phương thức truyền nhiễm
Nguồn lây nhiễm là phân của các động vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh. Khi vật chủ cuối cùng ăn phải thức ăn và nước bị nhiễm bẩn, hoặc bị nhiễm phân chứa mầm bệnh. Cũng như đã đề cập, các nang trứng được thải ra ngoài qua phân cần điều kiện môi trường phù hợp để trở nên phân bào.
Điều kiện ẩm ướt, mát mẻ sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân bào, trong khi nhiệt độ cao và khô hạn sẽ cản trở quá trình này. Sự nhiễm trùng xảy ra khi ăn phải các nang trứng đã phân bào, nhưng số lượng phải đủ lớn mới có thể gây ra bệnh lâm sàng.
-
- Cơ chế bệnh sinh
Như đã mô tả trong chu kỳ sống, thoa trùng (Sporoites) được giải phóng từ các nang trứng đã ăn vào > thoa trùng xâm nhập vào biểu mô ruột và phát triển thành schizont vô tính > sau khi schizont thực hiện sinh sản vô tính và giải phóng ra ngoài. Sau đó, các tế bào biểu mô mới lại bị xâm nhập thực hiện quá trình phân đôi và sau đó tạo ra các giao tử cái (macrogametocyte) và giao tử đực (microgametocyte), tiếp tục thực hiện quá trình sinh sản hữu tính. Các quá trình sinh sản này sẽ gây ra các tổn thương bong tróc và chảy máu cho tế bào ruột.
Nang noãn là kết quả của quá trình thụ tinh của các giao tử và được thải ra ngoài khi phá vỡ tế bào. Bạn có thể thấy ở các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lỵ, ở các trường hợp nghiêm trọng, chảy máu vào lòng ruột và thiếu máu do xuất huyết có thể dẫn đến chết.
Dịch tễ học
Bùng phát bệnh ở gà thường xảy ra ở độ tuổi 3-6 tuần. Một số đợt bùng phát có thể xảy ra trong cùng một đàn với các loài khác nhau liên quan trong mỗi đợt, vì không có sự miễn dịch chéo. Gà giống và gà đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi E. necatrix khoảng 9-18 tuần tuổi.
Bệnh cầu trùng ít khi xảy ra ở gia cầm trưởng thành, có thể do tạo miễn dịch từ sớm lúc nhỏ.
Triệu chứng – Bệnh tích
Triệu chứng
Bệnh cầu trùng tác động vào vật chủ phụ thuộc vào loài Coccidia xâm nhập và số lượng Oocyst. Hầu hết các Coccidia tấn công niêm mạc của đường tiêu hóa. Do đó, các triệu chứng chủ yếu là đường ruột.
Nhiễm trùng cầu trùng có thể được phân loại như sau:
-
- Bệnh cầu trùng khi khởi phát đột ngột, được đặc trưng bởi tiêu chảy ra máu, bỏ ăn, xù lông, đi loạng choạng, tiếp theo là mất nước, gầy gò, và đôi khi tử vong cũng như giảm tăng trọng.
-
- Bệnh cầu trùng cận lâm sàng, trong đó các dấu hiệu lâm sàng của bệnh không rõ ràng, nhưng gây ra giảm tăng cân và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
Tuy nhiên, thường không có hoặc ít dấu hiệu lâm sàng được quan sát thấy ở con vật chủ sống. Các tổn thương nằm ở các phần khác nhau của ruột, tùy thuộc vào chủng Eimeria liên quan, với các tổn thương khác nhau.
Cầu trùng có thể được chia thành 3 nhóm dựa độc lực của loài:
- Bệnh cầu trùng cận lâm sàng, trong đó các dấu hiệu lâm sàng của bệnh không rõ ràng, nhưng gây ra giảm tăng cân và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
Bệnh tích
Thường thấy các đốm trắng, hoặc các đốm trắng xen kẽ các đóm đỏ. Trường hợp nặng có thể thấy xuất huyết.
Gà tiêu chảy phân lần máu
Đoạn ruột giữa sưng to, bề mặt xuất huyết thành điểm
Chất chứa ở ruột lẫn máu và chất nhầy
Đốm hoại tử màu trắng ở ruột (E.acervulina)
Manh tràng chứa đầy máu (E.tenella)
Chuẩn đoán
Có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng và bệnh tích lâm sàng đặc trưng tương ứng, kèm theo sự khởi phát đột ngột của tiêu chảy có máu. Tuy nhiên, với những bệnh tích không đặc trưng thì cần kiểm tra mẫu phân để xét nghiệm tìm noãn nang bằng phương pháp phù nổi. Ngoài ra, bệnh còn được chẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra mô học từ phần ruột có bệnh tích. Hoặc lấy mẫu ruột này kiểm tra PCR sẽ xác định chính xác chủng cầu trùng mà gà bị nhiễm.
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: viêm ruột hoại tử gây ra bởi Clostridium spp., bệnh do Salmonella spp., nhiễm độc tố,…
Phòng bệnh
Có thể phòng bệnh cầu trùng bằng vaccine hoặc trộn thuốc chống cầu trùng trong thức ăn cho gà.
Có thể chủng ngừa một số vaccine phòng cầu trùng tạo ra miễn dịch hiệu quả cho đàn gà như SCOCVAC® 3 hoặc SCOCVAC® 4 cho gà lúc 3-5 ngày tuổi.
Hoặc dùng các sản phẩm chứa thuốc kháng cầu trùng dùng để trộn vào thức ăn chăn nuôi như COXZURIL 2.5%.
Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gà. Đặc biệt nên sử dụng dung dịch xút 5% (1lít/ 4m²) để diệt noãn nang cầu trùng khi vệ sinh chuồng trại hoặc sử dụng sản phẩm sát trùng Advance APA Clean. Hạn chế môi trường chăn nuôi ẩm ướt, là điều kiện cho cầu trùng phát triển. Nuôi gà trên chuồng lồng có thể hạn chế được bệnh cầu trùng xảy ra.
Điều trị
Phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ chết. Các thuốc kháng cầu trùng điều trị hiệu quả là COXZURIL 2.5% (toltrazuril) liều 7-10mg/ kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau sau mỗi tháng để tránh kháng thuốc. Trong trường hợp bệnh ghép với Clostridium spp. nên sử dụng thêm kháng sinh AMOXIVET 50% Powder 25mg/kg trong 3-5 ngày để điều trị phụ nhiễm.