Bệnh ở gà

Giải pháp bảo hộ đàn gà hiệu quả chống lại cúm H9N2 và Newcastle

bảo hộ đàn gà hiệu quả chống lại cúm h9n2 và newcastle

Nội dung

Bệnh do virus cúm A/H9N2 – Đặc điểm và nguy cơ

Bệnh cúm do virus A/H9N2 độc lực thấp (LPAI H9N2) là một bệnh mới nổi gây ra quan trọng thiệt hại kinh tế trong ngành chăn nuôi gia cầm (gà thịt, gà đẻ, gà giống và gà tây) và được coi là mối đe dọa đối với cả các trang trại chăn nuôi gia cầm và sức khỏe cộng đồng (Sikht và ctv, 2022). Nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật đã được xác nhận: A(H5N1), A(H5N8), A(H5N6), A(H7N9), A(H9N2) (Gaël Lamielle, 2022).
Tác nhân gây bệnh đường hô hấp cho gia cầm rất đa dạng, và phổ biến là đồng nhiễm nhiều mầm bệnh. Bệnh cúm do virus A/H9N2 độc lực thấp là mầm bệnh gia cầm phổ biến làm hạn chế sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm (Wang và ctv, 2021).

  • Trên gà thịt: Bệnh 1- 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết  trung bình 20-35%. 
  • Trên gà đẻ: Tỷ lệ giảm đẻ đến 40%, tỷ lệ chết 5%, gây teo ống dẫn trứng, viêm vòi trứng, giảm chất lượng trứng
  • Tỷ lệ chết tăng cao lên đến 60% khi phụ nhiễm bệnh khác.
gà nhiễm h9 không dấu hiệu nhẹ

Gà có dấu hiệu lâm sàng nhẹ và không chết. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng hỗn hợp thường làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm H9N2, dẫn đến bệnh lâm sàng nặng với tỷ lệ tử vong cao (Huang và ctv, 2017)

nguy cơ đồng nhiễm với các virus khác

Bệnh tích mổ khám gà nhiễm H9N2

niêm mạc ruột sung hoặc xuất huyết
niêm mạc ruột sung hoặc xuất huyết
buồng trứng sung hoặc xuất huyết
buồng trứng sung hoặc xuất huyết
asset 6
viêm túi khí, phủ fibrin
viêm túi khí, phủ fibrin

Lich sử và sự lưu hành của virus cúm A/H9N2

  • H9N2 LPAIVlần đầu tiên được mô tả vào năm 1966 tại một trang trại gà tây ở Hoa Kỳ (Homme và ctv, 1970). Từ sau đó, nó đã được báo cáo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1992 đến 1994, một ổ dịch H9N2 đã xảy ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và các trang trại gà bị ảnh hưởng với tỷ lệ chết từ 10% đến 40%, với tỷ lệ đẻ trứng giảm từ 14% đến 75% (Chen và ctv, 1994).
  • Virus Cúm H9N2 có thể được chia 2 dòng: Bắc Mỹ và Á-Âu. Dòng Á Âu có thể được chi làm 3 dòng chính: Dòng G1, dòng Y280 (hoặc BJ194) và dòng Y439 (hoặc Korea96). Virus H9N2 từ Châu Âu, Nam Hàn Quốc, và Nhật Bản thuộc về Dòng Y439 hoặc Korea96 có liên quan đến Dòng Bắc Mỹ.
  • Tại Trung Quốc, Trong khoảng thời gian từ 1994 – 2015, dòng virus BJ194 hoặc Y280 lưu hành tại Trung Quốc. Những chủng này tập trung trong 6 dòng phụ.
  • Chính vì các dòng vaccine H9 cũ không thể bảo hộ H9 tốt trong tình hình dịch bệnh nữa bởi sự không tương đồng với những chủng được phân lập tại trại. Do đó nhà sản xuất DHN đã thiết lập ngân hàng gen H9, chọn lọc chủng dịch thực địa, và kiểm tra độ miễn dịch, an toàn để có được vaccine có độ tương đồng cao với chủng thực địa, để có tỷ lệ bảo hộ cao hơn..

Các dòng virus H9N2

cac dong virus h9n2

Giải trình tự gen virus H9 ở Việt Nam

  • Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học và các tác giả đã chứng minh rằng tình hình nhiễm cúm ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đó là dòng H9 Y280, Clade 9.4.2.
  • So sánh với ngân hàng gen H9 của nhà sản xuất DHN, kết quả phân tích gen năm 2018, 2019 tại Việt Nam cho thấy gây dịch chính ở Việt Nam là các subtype H9-40, H9-80, H9-73 năm 2018-2019
asset 7

Giải pháp hiệu quả phòng virus A/H9N2 hiệu quả?

Chẩn đoán lâm sàng

 Dựa vào đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đặc trưng khi nhiễm chủng cúm gia cầm độc lực cao.

Chẩn đoán phân biệt

  • HPAI (cúm gia cầm độc lực cao) với  bệnh Tụ huyết trùng, ND (chủng độc lực cao)
  • LPAI (cúm gia cầm độc lực thấp) với ND (chủng độc lực trung bình), SHS, ILT, IB

Điều trị các bệnh kế phát nâng cao sức đề kháng của / năng suất trứng:

  • Lựa chọn kháng sinh dựa vào kết quả kháng sinh đồ
  • Lọc lựa và cách lý gà bệnh
  • Điều trị tổng đàn

Chiến lược tiêm chủng đúng là điểm mấu chốt

  • Chú ý quản lý hệ thống an toàn sinh học
  • Xem xét kháng thể mẹ truyền
  • Thực hiện giám sát hiệu giá kháng thể kịp thời
  • Bảo quản đúng cách, tiêm đủ liều và đúng kỹ thuật
picture1

Trong đó việc lựa chọn vắc xin đúng – phù hợp với chủng bệnh đang lưu hành tại thực địa góp phần giúp cho công tác chủng ngừa vắc xin trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn bởi không phải xử lý khi xuất hiện các bệnh kế phát nữa.

Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Cúm gia cầm phân typ H9, chủng SS
(Avian Influenza virus (H9 Subtype, SS/94 Strain) vaccine, inactivated)

vac xin cum gia cam typ h9 chung ss
  • Phù hợp và hiệu quả với chủng virus đang lưu hành tại Việt Nam
  • Xuất hiện miễn dịch nhanh: 14 ngày sau tiêm
  • Miễn dịch kéo dài: 6 tháng
  • Công nghệ sản xuất hiện đại giúp an toàn cho đàn gà khi sử dụng

Mô tả: Dạng nhũ dầu đồng nhất

Quy Cách: Chai 500 liều

Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Newcastle (chủng LaSota) và Cúm gia cầm phân typ H9, chủng SS

Newcastle Disease Virus (LaSota strain) and Avian Influenza virus (H9 Subtype, SS/94 Strain) Vaccine, inactivacted

vaccine nd +h9 ss94
  • Kiểm soát bệnh Newcastle và bệnh Cúm gia cầm phân typ H9 chủng SS với 1 mũi tiêm 
  • Miễn dịch kéo dài: 4 tháng
  • Không phản ứng phụ
  • An toàn khi tiêm

Mô tả: Dạng nhũ dầu, ,màu trắng sữa.

Quy Cách: Chai 250ml/ chai; 40 chai/ thùng

Một số câu hỏi liên quan?

  1. Tại sao chọn sử dụng vắc xin H9 đơn/ ND + H9 vào quy trình?

Vì chương trình tiêm vắc xin khuyến cáo trong trang trại: đa số trại sẽ phun vắc xin sống ND + IB cho DOC (gà con 1 ngày tuổi), việc sử dụng vắc xingồm ND + IB + H9 đồng nghĩa với việc phải tiêm nhắc lại vắc xinphòng ND + IB lúc 7-10 ngày trước, điều này ảnh hưởng tới sự không thuận tiện trong công tác làm vắc xin và gây lãng phí tiền bạc của người chăn nuôi

2. Tôi có thể sử dụng vắc xin H9 đơn hoặc hoặc vắc xin ND + H9 của DHN cùng với vắc xin H5 không?

Có thể sử dụng kết hợp chúng trong cùng một ngày bằng một mũi tiêm dưới da cổ hoặc tiêm hai mũi ở hai bên bằng cách tiêm bắp khi lớn tuổi.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cúm A H9N2 mà Tiến Thắng Vet đã sưu tập và biên soạn lại, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bà con chăn nuôi có cái nhìn tổng quan về những nguy cơ thiệt hại do bệnh cúm A H9N2 gây ra và cách phòng ngừa bệnh phù hợp. 

Tài liệu tham khảo
1, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tiền Giang – Chi Cục Chăn Nuôi và Thú Y
2, WHO (2020), Antigenic and genetic characteristics of zoonotic influenza A viruses and development of candidate vaccine viruses for pandemic preparedness, 11pp.
3, dangcongsan.vn/kinh-te/nguy-co-gia-tang-dich-benh-cum-gia-cam-doc-luc-cao-596007.html
4, nextstrain.org/flu/avian/h9n2/ha?dmin=1990-01-04&f_host=Avian

Để lại một bình luận