Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì? Gây thiệt hại như thế nào?
Bệnh tụ huyết trùng gà là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ chết lên đến 80-90% tổng đàn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con chăn nuôi chúng ta nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng TT-VET tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị bệnh nhé!
Tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?
Tụ huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh toi gà do vi khuẩn gây ra, thường hay gặp vào thời điểm giao mùa, đặc biệt ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm. Bệnh ở thể nhiễm trùng huyết, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử.
Bệnh nếu phát sinh từ đàn gà thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp, lẻ tẻ. Nhưng nếu có bệnh dịch lây lan từ bên ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi gà.
Các loài gia cầm trong tự nhiên đều có thể bị nhiễm bệnh. Gà, vịt thường bị mắc nhiều hơn và thường bùng phát nhanh thành các ổ dịch lớn nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ lan rộng ra khắp nơi, đặc biệt là các loài chim hoang dã trong tự nhiên và các thú nuôi trong trang trại đều có thể là vật chủ mang mầm bệnh lan truyền.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Vi khuẩn gram âm Pasteurella multocida là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà, chúng không có bào tử thuộc ba chủng multocida, septica, gallicida, lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa là chính, qua vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh… Trong đó, chủng multocida là chủng phổ biến nhất gây bệnh tụ huyết trùng trên gà, hai chủng còn lại là septica và gallicida cũng có thể gây bệnh cho gà nhưng có tỉ lệ thấp hơn.
Pasteurella multocida sẽ đi vào đường máu của gia cầm, đến các cơ quan gây ra hiện tượng tụ máu và viêm nhiễm. Mầm bệnh tụ huyết trùng có thể tồn tại ở bụi trong không khí, có trong thức ăn và nước uống của gia cầm nếu điều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém, thức ăn ôi thiu, ẩm mốc và khi gia cầm bị stress.
Triệu chứng tụ huyết trùng ở gà
Tụ huyết trùng ở gà xảy ra ở ba thể:
- Thể quá cấp tính
- Thể cấp tính
- Thể mãn tính
Thể quá cấp tính của bệnh
Thể quá cấp tính hay còn gọi là thể ác tính, xảy ra nhanh và đột ngột, không quan sát kịp các biểu hiện triệu chứng gì trên gà, có khi gà đang ăn, lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quác”, có khi gà ủ rủ cao độ và 1-2h sau lăn ra chết. Với gà mái ấp trứng nhảy lên ổ đẻ rồi nằm chết tại chỗ. Quan sát gà chết thường thấy da tím bầm, mào căng phồng, mũi miệng chảy nước nhờn đôi khi có lẫn máu.
Thể cấp tính ở gà bị tụ huyết trùng
Thể cấp tính thường xảy ra khá phổ biến ở trên gà, thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày.
- Biểu hiện gà bệnh là sốt cao 42- 43oC, bỏ ăn, xù lông, xõa cánh, liệt chân và đi lại chậm chạp.
- Miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, mào tích xanh, tím tái do tụ máu.
- Giữa thời kì bệnh gà có thể bị tiêu chảy phân màu trắng, phân chuyển sang màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy.
- Gà sẽ chết sau 24-72 giờ xác tím đen do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết lên đến 50% ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.
Thể mãn tính tụ huyết trùng gà
Thể mãn tính cũng thường xảy ra trên gà, bệnh làm ảnh hưởng kết quả chăn nuôi do gà ăn hoài mà không lớn, tăng FCR, hao tốn thức ăn và công chăm sóc.
- Gà có biểu hiện sưng phù nề mào, yếm do bị tích nước, chỗ hoại tử dần bị cứng lại và tồn tại suốt đời.
- Gà khó thở có tiếng ran ở khí quản, gầy yếu, viêm kết mạc mắt và các mô cận kề, có khi bị sưng khớp, què, trên gà đẻ thì tỉ lệ đẻ giảm, sức đẻ kém.
- Thêm vào đó, gà còn có hiện tượng tiêu chảy kéo dài, phân nhớt có bọt màu vàng như lòng đỏ trứng, hoại tử mãn tính do viêm màng não dẫn đến các triệu chứng thần kinh.
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng
Khi mổ khám xác gà chết do bị tụ huyết trùng sẽ thấy:
- Da gà tím tái, cơ bắp tím bầm, thịt nhão, dưới da thấm dịch nhớt keo nhày.
- Phổi tụ huyết màu đen, viêm phổi thùy, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt, phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng.
- Ruột sưng, niêm mạc ruột tụ máu, xuất hiện các chấm li ti hoại tử màu đỏ, chảy máu và viêm, có các đám fibrin màu đỏ thẫm che phủ bên trên.
- Gan sưng đôi khi có máu, thoái hóa mỡ, trên bề mặt gan có những đốm chấm trắng hoại tử to bằng đầu đinh ghim xuất hiện dày đặc thành từng đám.
- Tim sưng, xoang bao tim trương to chứa dịch thẩm thấu, màng bao tim tích nước, mỡ vành tim xuất huyết.
- Lách bị tụ máu, hơi sưng (nhưng không to quá gấp đôi bình thường).
- Ở gia cầm đẻ buồng trứng vỡ nát, viêm lan từ phúc màng đen buồng trứng và ống dẫn trứng.
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
Khi dịch bệnh bùng phát, cần phải tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên từ 1-2 lần/tuần, Phun sát trùng trực tiếp vào các khu vực đang chăn nuôi.
Xử lí và tiêu hủy gà chết, lọc gà ốm, cách li gà khỏe mạnh để tiện chăm sóc và điều trị. Đối với gà khỏe mạnh, chăm sóc bằng thức ăn, nước uống đầy đủ, chuồng trại thoáng mát, bổ sung thêm các vitamin và điện giải.
Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh
Có thể dùng một trong những thuốc kháng sinh sau đây để điều trị tụ huyết trùng: một trong những thuốc sau đây để điều trị tụ huyết trùng trên gà: Amoxiciclin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Neomycin, Genta-tylo, Ampicillin… dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Xem thêm: Kháng sinh Amoxivet 50% Powder
Bước 3: Dùng vitamin, giải độc gan thận, men tiêu hóa
Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, vitamin K để chống xuất huyết, cầm máu.
Bên cạnh đó, giải độc chức năng gan thận cho gà bằng các thuốc giải độc gan thận có thành phần chính là sorbitol và các acid amin.
Cung cấp thêm chất điện giải có thành phần là NaCl, KCl, NaHCO3 để bù nước và khoáng khi gà bị mất nước do tiêu chảy.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng
Để phòng bệnh tụ huyết trùng hiệu quả, chúng ta tập trung vào các yếu tố sau:
- Vaccine
- Sử dụng thuốc bổ
- Giữ vệ sinh chuồng trại
Sử dụng Vaccine
Ông bà ta xưa nay có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, chủ động phòng bệnh tụ huyết trùng bằng cách tiêm phòng vaccine định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất là giải pháp tối ưu nhất.
Theo một số nghiên cứu cho thấy vaccine được sản xuất dùng chủng phân lập từ các ổ dịch tụ huyết trùng tại Việt Nam có tính tương đồng kháng nguyên cao và hiệu quả bảo hộ của vaccine rất tốt so với vaccine nhập từ nước ngoài. Tiêm vaccine dưới da hoặc bắp thịt và ưu tiên sử dụng vaccine nhũ dầu cho đàn gà giống.
Sử dụng thuốc bổ
Tăng cường sức đề kháng cho gà khỏe mạnh chưa bị bệnh hoặc đang trong vùng dịch bằng cách bổ sung vitamin, men tiêu hóa kết hợp với trộn kháng sinh liều phòng vào thức ăn, nước uống để phòng bệnh cho gà.
Sản phẩm Formula HP cung cấp các vitamin A, D3, E phục hồi chức năng gan, kích thích tính thèm ăn ở gà với liều dùng cho gà thịt 1lít/1000 lít nước uống, sử dụng 3 ngày/tháng.
Xem thêm: Sản phẩm dinh dưỡng Formula HP
Sản phẩm Actifarm có chứa Bacillus subtilis 7.0 x 109 CFU/kg giúp gà cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm stress và kích hoạt miễn dịch giúp gà khỏe mạnh, kiểm soát mầm bệnh.
Xem thêm: Actifarm cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại
Do Pasteurella multocida thường phát triển trong điều kiện mưa ẩm thấp nên khi có ánh sáng, không khí khô, nhiệt độ trên 60oC thì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Để phòng bệnh một cách hiệu quả, chúng ta nên giữ chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin, cung cấp nước sạch cho gà uống, không để nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh, tránh cho gà bị stress. Thực hiện chặt chẽ nội qui an toàn và vệ sinh thú y trong chăn nuôi, con người, dụng cụ trang thiết bị khi tiếp xúc với gà phải đảm bảo được sát trùng đúng cách.
Sản phẩm sát trùng của TT-VET sẽ giúp bà con nông dân sát trùng trang trại, môi trường xung quanh trang trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi và tạo hàng rào bảo vệ trang trại một cách hiệu quả.
Xem thêm: Thuốc sát trùng Advance APA Clean
Một lưu ý nhỏ là khi mua gà giống về là cần cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn, theo dõi và phát hiện gà bệnh để loại thải một cách kịp thời, tránh lây lan mầm bệnh.Cần điều trị bệnh sớm khi mới phát hiện để đạt hiệu quả cao nhất vì khi bệnh chuyển sang thể mãn tính thì điều trị kém hiệu quả.
TT-VET xin được tư vấn phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng cho đàn gà như sau:
- Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
- Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh
- Bưới 3: Dùng vitamin, giải độc gan thận, men tiêu hóa
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có lây sang người không?
Theo một số nghiên cứu cho thấy bệnh tụ huyết trùng ở gà không lây sang người tuy nhiên con người có thể là tác nhân lan truyền căn bệnh này nếu không giữ an toàn sinh học khi chăm sóc đàn gia cầm bị bệnh.
Để tránh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con chăn nuôi thì cách phòng tránh bệnh tụ huyết trùng hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine đầy đủ, thực hiện an toàn sinh học, giữ vệ sinh trong chăn nuôi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn, nước uống. Trên đây là những chia sẻ của Tiến Thắng Vet về bệnh tụ huyết trùng trên gà. Hi vọng giúp bạn đọc có đầy đủ thông tin về nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh!